==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Ghé thăm Côn Đảo và hành trình Côn Đảo để nhìn về dòng lịch sử đầy thăng trầm của dân tộc Việt Nam và thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ của thế hệ ngày hôm nay đối với những người anh hùng đã hi sinh xương máu nơi mảnh đất này.

“Ở gần biển thế kia

Tù nhân không được tắm

Cái “ khai hóa ” nắm đấm

Cướp quyền sống con người”

Giới thiệu chung

Sở Lò Vôi Côn Đảo do thực dân Pháp xây dựng từ năm 1864, đây cũng là chứng tích điển hình về chính sách bóc lột sức lao động, cùng với chế độ hà khắc nhằm dập tắt ý chí của những người yêu nước chống thực dân Pháp lúc bấy giờ.

Giới thiệu chung

Thực dân Pháp không những giam cầm người tù trong hệ thống nhà tù Côn Đảo và thành lập 18 sở khổ sai. Sở Lò Vôi một trong 18 sở khắc nghiệt nhất. Thực dân Pháp tiến hành khai thác triệt để sức lao động của tù nhân.

Lịch sử của Sở Lò Vôi

Lò Vôi xây dựng từ năm 1864, giai đọan 1920-1921, được chỉnh trang mở rộng thêm. Lò Vôi chuyên nung san hô cung cấp cho toàn đảo, ở đây có 4-5 kíp tù trông coi việc đốt lò chủ yếu, lao động khổ sai ở đây chia làm hai kíp: Một kíp thường xuyên bám biển lặn san hô, mỗi tháng phải có 4 sà lan san hô, một kíp 12 người chuyên đưa san hô vào đốt lò nung thành vôi xây dựng nhà cửa, cầu đường.

Nơi đây được xem như một bản cáo trạng về chính sách khai thác sức lao động của tù nhân. Ngày đi làm khổ sai tối về nhốt phòng giam trong cái đói rét, lạnh lẽo, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, người tù có thể chết bất kỳ lúc nào với những hình thức này.

Bước sang giai đọan đế quốc Mỹ, nhà giam này thành nơi đóng quân và xây thêm một căn nhà phụ tại khu vực này.

Lịch sử của Sở Lò Vôi - Ảnh 1

Ngay từ khi có nhà tù Côn Đảo thì tù khổ sai đã phải lấy san hô để nung vôi. Bãi san hô ở ngay trước vịnh Côn Đảo. Cồn san hô nổi lên từ bãi Lò Vôi chạy mãi đến gần Đá Trắng. Đó là nguồn nhiên liệu để nung vôi xây nhà giam và tất cả các kiến trúc khác trên đảo.

Kíp san hô có khoảng 80 đến 100 người tù khổ sai, làm việc theo con nước. Khi thủy triều rút, họ đem theo đòn xeo, choáng… và đẩy sà lan ra ngoài cồn san hô, cách bờ chừng 2km.

Mùa hè, nước lớn về đêm đến trưa hôm sau mới rút, kíp san hô phải đi làm từ 13 giờ đến nửa đêm. Mùa đông, nước lớn ban ngày, họ phải dầm mình xuống nước tử nửa đêm hôm trước đến trưa hôm sau. Da thịt người tù xám ngắt vì gió rét. Họ phải đi bộ từ Banh I đến Lò Vôi chừng 3km, đẩy sà lan ra xa 2 đến 3km nữa mới tới chỗ làm việc. Lấy đủ số san hô rồi lại phải chờ con nước lên, chất san hô lên sà lan chở về Lò Vôi. Giao nộp đủ rồi mới được về banh.

Mỗi ngày làm khổ sai 12 tiếng, vừa đi vừa về mất thêm 3 tiếng nữa. Họ chỉ còn lại vài tiếng đồng hồ để trút nỗi cực nhọc xuống sàn, vật ra trên nền xi măng lạnh lẽo, nhớp nhúa, tối tăm ngạt thở cua khám giam.

San hô kết thành từng mảng lớn, phải tìm cho ra những khe hở giữa hai tảng san hô, dùng choáng đục cho rộng ra, người tù gọi là “ mở miệng ” rồi lùa những đòn xeo dài đến 5-6m vào, sau đó 5 đến 7 người xúm lại treo người lên đầu đòn xeo ráng sức bẩy mạnh cho bật tung tảng san hô.

Nhiều khi trượt chân, đứt dây buộc, hoặc đòn xeo bật mạnh quật trở lại, tung mấy người ngã xuống đám san hô tua tủa, sắc nhọn. Vỡ đầu, gẫy tay, gấy chân, đứt thịt, lòi xương… là chuyện thường xảy ra.

Lịch sử của Sở Lò Vôi - Ảnh 2

Lấy san hô trong những ngày nắng ráo đỡ vất vả nhọc nhằn hơn khi gặp phải những ngày mưa gió. Người tù phải ngâm mình dưới nước cả chục tiếng đồng hồ. Đói rét, mệt vẫn phải làm, ngơi tay một chút là roi gân bò, mây tầm vông bổ xuống đầu.

Có khi trời sắp nổi cơn giông, bọn gác ngục vẫn xua tù ra biển. Vừa ra khỏi bờ thì bị mưa ập đến, gió thổi bạt cả xà lan. Tù nhân phải nhảy xuống nước, ghì mỏ neo vào một tảng san hô lớn, rồi cả bọn ôm lấy nhau chống với gió rét. Bớt gió mới xúm nhau lại đẩy sà lan vào bờ.

Kíp san hô mỗi chuyến đi mỗi người phai nộp 40 tảng đá to bằng cái nón lá. Có khi nước lên đến cổ rồi mà lấy vẫn chưa đủ nhưng bọn gác ngục vẫn bắt người tù phải ngụp lặn, dù sao cũng phải nộp đủ, nếu không thì đòn roi tại chỗ, xiềng ngay trong khám giam, nhốt hầm tối…

Cả ngày ngâm nước biển đầy bùn rác cũng không được tắm. Nếu đòi tắm lập tức sẽ bị đòn roi, hầm xiềng vì tội “ dám đưa yêu sách tập thể ”, trái với quy chế nhà tù.

Hệ thống nhà tù Côn Đảo cùng các sở tù, đặc biệt là Sở Lò Vôi chính là một bản cáo trạng về  tội ác của chế độ thực dân, là nơi khắc sâu nỗi cực nhọc và thấm máu trong chế độ khổ sai, đày ải, bóc lột sức lao động và đòn roi của địch mà người tù ở Côn Đảo phải chịu đựng. Nhưng đó cũng là minh chứng kiên cường trong cuộc đấu tranh lâu dài của những con người yêu nước ở Côn Đảo, dù gian khổ nhưng vẫn luôn lạc quan cách mạng nhất định sẽ thành công. 

Lịch sử của Sở Lò Vôi - Ảnh 3

hành trình Côn Đảo không chỉ là điểm đến không thể bỏ qua với không gian thiên nhiên trong lành tuyệt đẹp với sóng và gió biển, đó còn là tìm về với dòng lịch sử hào hùng, bất khuất của dân tộc được thể hiện rõ nhất qua hệ thống di tích nhà tù Côn Đảo, Cầu tàu 914, Cầu Ma thiên Lãnh, Sở Lò Vôi… 

Hướng dẫn đến Sở Lò Vôi

Nằm trên đường Nguyễn Văn Cừ, từ trung tâm khách thăm quan có thể di chuyển bằng xe đến tham quan di tích Sở Lò Vôi. 

Di tích Sở Lò Vôi đã được thủ tướng chính phủ ký quyết định số 548/QĐ-TTg công nhận là Di tích Quốc gia Đặc biệt ngày 10/5/2012.

Tìm hiểu di tích Sở Lò Vôi

Tìm hiểu di tích Sở Lò Vôi
27 2 29 56 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==