Nằm trên địa phận Côn Đảo đối diện với di tích lịch sử Cầu Tàu 914, sẽ là điểm đến không thể thiếu với bất kỳ ai khi đi thăm quan Côn Đảo mà muốn được tìm hiểu về những điều xoay quanh quần đảo này. Một chiếc tàu biển hành trình sẽ đưa chúng ta vượt qua những cơn sóng lớn để tiến về hòn đảo, hay lựa chọn cho mình một chuyến di chuyển bằng máy bay để ngắm nhìn toàn cảnh khi ở trên cao.
Dù bằng hình thức nào, thì chúng ta cũng đã được đặt chân tới Côn Đảo để hướng về khu vực Bảo Tàng. Tại đây, chúng ta sẽ được tìm hiểu về những sự kiện nổi bật xung quanh hòn đảo này xảy ra trong quá khứ và hiện tại.
Xưa kia, địa điểm này vốn dĩ là nơi sinh sống của chúa đảo, khét tiếng tàn ác, nắm trong tay mọi quyền lực để quản lý hòn đảo. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, giờ đây nó đã trở thành một viện bảo tàng ghi lại những dấu ấn của thời gian.
Nằm trong khu vực là những hình ảnh và hiện vật, tái hiện lại những tội ác dã man trong hai chế độ cai trị của chính quyền thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bao gồm cùng những chính quyền tay sai.
Lựa chọn cho mình một chuyến tham quan tự do để có thể tự cảm nhận những bầu không khí u ám, hay đi theo sự dẫn dắt của một người giới thiệu giàu kinh nghiệm để hiểu tường tận về mọi thứ, là phụ thuộc vào sự quyết định của từng người. Nhưng dù bằng hình thức nào đi chăng nữa thì Chương trình Côn Đảo nghĩ rằng, sẽ không có một khu vực nào dễ dàng làm cho người ta phải lơ là bỏ qua.
Khu vực Côn Đảo địa ngục trần gian
tất cả các gian phòng được đặt tên và ghi số thứ tự đàng hoàng, để người tham quan có thể thấy được quy trình quản lý man rợ đầy tội ác trước kia ra sao. Những hiện vật bên trong đa phần được làm từ hình ảnh và tượng sáp, nếu chỉ đứng nhìn từ bên ngoài các phòng, thì đó là một bầu không khí u ám khiến nhiều người phải rùng mình “Cảm giác như những hiện vật đang hướng con mắt về phía người xem”. Còn nếu đã tiến vào bên trong, thì một cảm giác đồng cảm và thương xót được thể hiện rõ trên từng khuôn mặt của khách thăm “Gầy gò, ốm yếu, da bọc xương, lưng tựa vào nhau, để cùng đối đầu với những cơn đau cả về thể chất lẫn tinh tình”. Bên cạnh đó còn có những khu vực cho ta thấy được cái ý chí kiên cường của những chiến sĩ yêu nước năm xưa, trước những roi vọt từ kẻ thù.
Mô phỏng Chuồng Bò, Chuồng Cọp cũng là những vị trí càng tô điểm thêm cho những tội ác man rợ “Với độ sâu 3m, chứa rất nhiều phân từ động vật, các chiến sĩ bị bỏ đói, bỏ khát, phải ngâm mình nhiều ngày trước những mùi hôi thối nồng nặc”.
Chưa kể đáng sợ hơn với kiểu kiến trúc tra tấn ngoài trời “Nó là một phòng giam xung quanh gồm những bức tường đá và các chấn song sắt, không có mái che, cái nắng gay gắt đốt cháy thân thể của những người chiến sĩ, những cơn bão to gió lớn ngấm sâu vào lồng phổi của họ, cũng là con người do cha mẹ sinh ra bằng xương bằng thịt, nhưng thân thể lại bị hủy hoại thế này, thì thử hỏi xem có người cha người mẹ nào mà không thương xót, huống chi là các vị khách đến thăm cũng rơm rớm nước mắt”.
Mặc dù đây chỉ là những hiện vật ở viện bảo tàng, nếu chúng ta tiến sang khu vực nhà tù Côn Đảo, thì mọi thứ càng đáng sợ hơn. Không chỉ vậy, người ta còn lắp đặt các gian gỗ trưng bày những tư liệu cũ, để khách thăm có thể nhìn qua về những nội dung quan trọng diễn ra trong quá khứ.
Khu vực Côn Đảo thiên nhiên và con người
nơi đây sẽ cho chúng ta có một cái nhìn tổng quát về những vẻ đẹp phong cảnh xung quanh Côn Đảo bao gồm các loại cây trồng đặc trưng hay hệ sinh thái biển, bên cạnh đó là từng thói quen lẫn các tập quán sinh hoạt vùng miền, thậm chí còn có cả những lễ hội tiêu biểu được diễn ra thường niên.
Khu vực Côn Đảo trận tuyến, trường học và khu vực Côn Đảo ngày nay
ở vị trí này chúng ta sẽ được biết về sự đổi thay của mảnh đất Côn Đảo trong các quá trình hình thành lịch sử, đặc biệt là những đổi mới về phát triển kinh tế, dịch vụ ở trong khu vực.
đi thăm quan Côn Đảo đến với viện bảo tàng Côn Đảo, thường thì người ta hay bị thu hút bởi khu vực “Trần gian địa ngục”, thế nên những khu vực xung quanh khác ở viện bảo tàng này, chúng tôi sẽ nhường lại cho các bạn tới đây khám phá, lúc ấy các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về sự thay đổi của mảnh đất Côn Sơn qua nhiều năm tháng.