==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Côn Đảo hay còn gọi là Côn Lôn, nơi mà ai cũng biết thời Pháp thuộc, thực dân Pháp dùng làm nơi giam giữ những người tù chính trị Việt Nam, ngoài hệ thống chuồng cọp nổi tiếng thì “ khu biệt lập Chuồng Bò ” cũng là nơi giam giữ, ngâm người tù để tra tấn hành hạ hết sức giã man.

Khi nói về Côn Đảo chắc chắc rằng ai cũng sẻ nghỉ ngay đến nhà tù với những cái tên như chuồng Cọp, chuồng bò, trại tù Phú Hải, cầu Ma Thiên Lãnh … Vốn xây dựng với mục đích để nuôi bò nhưng sau này chuyển đổi một phần để làm trại tù, nhưng vẫn có một phần tiếp tục để nuôi súc vật ngụy trang cho những kiểu tra tấn rùng rợn.

Di tích khu biệt lập Chuồng Bò - Ảnh 1

Chắc rằng nhiều người nghe nói Côn Đảo nổi tiếng linh thiêng và oai hùng, nhưng sự đau đớn & hãi hùng như thế nào thì chưa chắc mọi người đã biết nhiều. Đặc biệt nổi tiếng đó là về khu biệt lập Chuồng Bò. 

Giới thiệu chung

Khu biệt lập Chuồng Bò hình thành năm 1876 cùng với các khu khác phục vụ cho bộ máy cai trị tù như: Khu trại lính, khu y tế, khu sở lưới và cầu tàu, khu công trường xây dựng...

Năm 1930, Pháp biến chuồng bò thành một trại giam các tù nhân nữ. Hầm phân bò sâu 3m, chia làm 2 ngăn có hệ thống cống ngầm từ chuồng nuôi bò dẫn sang. Pháp sử dụng hầm phân bò này để ngâm người tù xuống đó tra tấn hành hạ.

Hầm phân bò: Người ta nói rằng mãi đến năm 1975, khi giải phóng Côn Đảo người dân ở đây nghe có tiếng kêu dưới hầm phân bò và phát hiện ra có người đang bị ngâm ở dưới, hầm phân có chiều sâu 3m, chứa phân từ chuồng bò dùng để ngâm những người tù, khi được cứu người tù đó đã bị giòi ăn đến xương, trên đường đưa vào đất liền cấp cứu thì chết vì sức yếu. Đây là cách tra tấn rùng rợn được phát hiện sau cùng.

Sang thời Mỹ - Ngụy, khoảng cuối năm 1969 địch đã đưa tù chính trị về giam ở đây. Chuồng bò là địa điểm trực thuộc Trại IV do Lê Văn Khương phụ trách. Tù chính trị chống chào cờ, bị còng xiềng cầm cố lâu ngày, bị bại liệt cơ thể bị đưa về về đây để tiếp tục đày ải. Họ tiếp tục bị đánh đập, bị bỏ khát và không được ăn rau nhiều tháng.

Giới thiệu chung

Sau khi chuồng Cọp bị phát hiện, Chuồng Bò được gấp rút sửa chữa, dẹp bỏ 24 hộc chứa heo và xây dựng lại gồm 3 khu: A, B, C. Tổng cộng có 33 phòng biệt giam.

Phát huy truyền thống đấu tranh kiên cường, lực lượng tù bại liệt tiếp tục đấu tranh chống chào cờ, chống nội quy khắc nghiệt của nhà tù. Sau cuộc đấu tranh đó, tù nhân bị đánh đập, bỏ đói, bỏ khát trong nhiều tháng.

Thời Mỹ - Nguỵ còn gọi là trại An Ninh Chuồng Bò.

Khu biệt lập Chuồng Bò có gì ?

Tổng diện tích lên đến 4.410m2 bao gồm: diện tích phòng giam là 547m2, chuồng trại là 270m2 và khoảng trống là 3.293m2 với 9 phòng biệt giam, 24 hộc chứa heo, 2 chuồng nhốt bò, một hầm chứa phân bò.

Trại tù chắc hẳn không ai không rùng mình khi tận mắt chứng kiến những căn phòng nóng bức và ngột ngạt với những hình thức lao động khổ sai, với những công cụ tra tấn rùng rợn nhất, phi nhân tính nhất, cũng không thể ngờ rằng những công cụ và hình thức tra tấn đó lại được sử dụng để hành hạ con người bởi những con người.

Lịch sử đã qua đi để đến hôm nay, người người lớp lớp Việt Nam khi nhắc đến Côn Đảo, ai cũng phải thổn thức mong muốn đến Côn Đảo một lần để tận mắt chứng kiến và cảm nhận những mất mát đau thương anh dũng của hơn 20.000 chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại Côn Đảo.

Khu biệt lập Chuồng Bò có gì ?

Khu biệt lập Chuồng Bò cũng là trại giam mở cửa giải phóng cuối cùng kết thúc 113 năm của “ địa ngục trần gian ” Côn Đảo vào khoảng 8 giờ sáng ngày 01/5/1975.

Di tích Khu biệt lập Chuồng Bò đã được, Bộ Văn Hóa – Thông Tin đã ra quyết định số 54-VHQĐ Đặc cách công nhận Khu di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia ngày 29/4/1979. Ngày 10/5/2012 Thủ Tướng chính phủ ra quyết định 548/ QĐTTg công nhận là Di tích Đặc biệt Quốc gia.

Mục đích xây dựng

Với mục đích tra tấn để các chiến sĩ khai thông tin, thực dân đế quốc xây dựng trại giam này. Tại đây, các chiến sĩ bị ngâm xuống hầm chứa phân bò để tra tấn bí mật. Với độ sâu 3m, chứa rất nhiều phân từ động vật là một nỗi ám ảnh của tất cả những ai đã từng đến đây. 

Phát huy truyền thống đấu tranh kiên cường, lực lượng tù bại liệt tiếp tục đấu tranh chống chào cờ, chống nội quy khắc nghiệt của nhà tù. Sau cuộc đấu tranh đó, tù nhân bị đánh đập, bỏ đói, bỏ khát trong nhiều tháng. Ban chuyên môn áp dụng nhiều hình thức tra tấn như đánh đập tàn bạo, nẹp tre trên chân …

Di tích khu biệt lập Chuồng Bò

Di tích khu biệt lập Chuồng Bò
28 3 31 59 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==