==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Côn Đảo là một quần đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ (Việt Nam) và cũng là huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Lịch sử Việt Nam trước thế kỷ 20 thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn hoặc Côn Nôn. Tên gọi cũ trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp là Poulo Condor.

Vườn Quốc Gia Côn Đảo - Du Lịch Côn Đảo

Côn Đảo là một quần đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ (Việt Nam) và cũng là huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Lịch sử Việt Nam trước thế kỷ 20 thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn hoặc Côn Nôn. Tên gọi cũ trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp là Poulo Condor.

Đến với chương trình Côn Đảo Lữ khách du lịch Côn Đảo sẽ có dịp tham quan Vườ quốc gia Côn Đảo. Vườn quốc gia Côn Đảo là một khu vực bảo tồn nằm ở phía bắc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Phạm vi vườn quốc gia này bao gồm cả một phần diện tích đảo và khu vực biển lân cận. Được thành lập theo Quyết định số 135/TTg ngày 31 tháng 3 năm 1993 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Vườn Quốc gia (VQG) Côn Đảo có diện tích gần 6.000ha trên cạn và 14.000ha vùng nước. Mối liên hệ của rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn đã tạo nên một môi trường thuận lợi cho sinh sản, ươm giống và bảo tồn các loài sinh vật biển. Vùng nước nông ven đảo cũng là nơi phân bố nhiều loài động vật quý như rùa biển, cá heo, bò biển (dugong)... Sự đa dạng sinh học của vùng biển Côn Đảo có ý nghĩa quốc gia về bảo tồn thiên nhiên biển ở Việt Nam.

Vườn Quốc Gia Côn Đảo

Hệ động thực vật đặc trưng của vườn quốc gia Côn Đảo là các loại sinh vật biển, trong đó đặc sắc nhất là hệ san hô và đặc biệt là loài rùa biển. Năm 2006, một phái đoàn đại diện UNESCO Việt Nam đã đến khu vực vườn quốc gia này khảo sát và đã đánh giá cao tính đa dạng sinh học của hệ tự nhiên ở đây. UNESCO Việt Nam cho rằng, vườn quốc gia này đủ điều kiện để đệ trình lên UNESCO công nhận là di sản hỗn hợp thiên nhiên và văn hóa. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Văn hóa Thông tin và UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu lập hồ sơ để sớm trình UNESCO.

Thành phần thực vật Côn Đảo tương đối phong phú và đa dạng với khoảng 882 loài thực vật bậc cao thuộc 562 chi, 161 họ, trong đó có đến 371 loài thân gỗ, 30 loài phong lan, 103 loài dây leo, 202 loài thảo mộc v.v. 44 loài thực vật được các nhà khoa học tìm thấy lần đầu tiên ở đây, 11 loài được các nhà khoa học lấy tên Côn Sơn đặt tên loài. Một số loài được xếp vào danh mục quý hiếm như lát hoa (Chukrasia tabularis), găng néo (Manikara hexandra) v.v.

Hệ động vật rừng Côn Đảo đến nay đã ghi nhận được 144 loài, trong đó lớp Thú chiếm 28 loài, chim 69 loài, bò sát 39 loài, lưỡng cư 8 loài. Một số động vật đặc hữu tại Côn Đảo như: sóc mun (Callosciunis finlaysonii), sóc đen (Ratufa bicolor condorensis), chuột hưu Côn Đảo (Rattus niviventer condorensis, Chasen & Kloss, 1926), thạch sùng Côn Đảo (Cyrstodactylus condorensis). Côn Đảo là vườn quốc gia có hệ động vật có xương sống trên cạn mang tính độc đáo của vùng đảo xa đất liến với nhiều loài đặc hữu.

Hệ sinh thái biển của Côn Đảo cũng đa dạng và phong phú với 1.321 loài sinh vật biển đã thống kê được, trong đó thực vật ngập mặn có đến 23 loài, rong biển 127 loài, cỏ biển 7 loài, phù du thực vật 157 loài, phù du động vật 115 loài, san hô 219 loài, thú và bò sát biển 5 loài...37 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam. Nhiều loài có giá trị kinh tế cao như thuỷ sản, rong biển. Các loài thú biển quý hiếm như: cá voi xanh (Neophon phocaenoides), cá nược (Orcaella brevirostric), cá cúi (Dugon dugong). Đặc biệt Côn Đảo còn là bãi đẻ trứng của một số loài rùa biển.

Hiện nay, Côn Đảo là vùng có nhiều rùa biển nhất ở Việt Nam, với hai loài thường gặp là đồi mồi và tráng đông, chúng được coi là loại vật biển được nhiều Khách Thăm quan Đến Côn Đảo muốn khám phá. Có 17 bãi cát được ghi nhận là bãi đẻ của rùa, trong đó có đến bốn bãi được ghi nhận là có 1.000 rùa mẹ lên đẻ hàng năm. Côn Đảo cũng là nơi duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại một quần thể bò biển (Dugong dugong) có cuộc sống không tách rời các thảm cỏ biển.

Đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu về mối quan hệ giữa nguồn lợi ven biển và các hệ sinh thái nước nông Côn Đảo. Dù sao, cùng với sự tồn tại của rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn và mối quan hệ sinh thái giữa chúng là môi trường thuận lợi cho sự sinh sản, ươm giống của nhiều nguồn lợi. Các nghiên cứu của Viện Hải dương học về trứng cá, cá bột ở VQG Côn Đảo cho thấy số lượng trứng cao hơn rất nhiều lần so với các vùng biển khác của Việt Nam.

Vườn Quốc Gia Côn Đảo

Vườn Quốc Gia Côn Đảo
20 2 22 42 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==