Một điểm đến linh thiêng không thể thiếu trong từng chuyến đi thăm quan Côn Đảo, dân địa phương còn gọi là miếu bà ngũ hành được xây dựng từ nhiều năm trước đây, tuy ngôi miếu không quá cổ đại nhưng lại chứa không ít những điều bất ngờ.
Miếu Ngũ Hành Nương Nương - Địa điểm tâm linh du lịch Côn Đảo
Miếu Năm Cô nằm ở phía Nam của đảo Côn Sơn, còn gọi là miếu bà ngũ hành, được xây dựng vào khoảng những năm 1970 bởi chính những người dân trên đảo cùng nhau góp công góp sức tạo ra, cách trung tâm hòn đảo chừng 12 km địa điểm tâm linh là nơi thờ cúng của năm vị nữ thần “Ngũ Hành Nương Nương”, một điểm đến mà nhiều Lữ khách đã từng bỏ lỡ trong mỗi chuyến đi thăm quan Côn Đảo.
Lý do tại sao lại có tên như vậy ?
Nếu được một lần nghe người dân đảo kể lại thì thật là thích thú “Câu truyện này có lẽ đã xảy ra từ lâu lắm rồi, người ta có thể gọi đó là truyền thuyết về năm vị nữ thần, họ là những người có quyền năng phi phàm muôn hình vạn dạng, có thể biến một thanh kim loại thành một công cụ làm việc, có thể biến đất đai khô cằn trở nên màu mỡ. Năm vị thần với năm khả năng đặc biệt, tương ứng với từng yếu tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, mỗi yếu tố lại đại diện cho các lĩnh vực của cuộc sống từ kim khí, nguồn nước, cây quả cho tới đất đai, củi lửa… Và cũng chính những yếu tố này là cội nguồn để hình thành nên các nghành nghề trong cuộc sống của người dân đảo”.
Năm vị nữ thần đóng một vai trò hết sức quan trọng trong lối sống tinh thần thường ngày của người dân, họ như những nguồn lực siêu nhiên vô hạn phù hộ cho nông dân, bảo vệ cho ngư dân và dẫn dắt những người thợ thủ công lành nghề v.v…
Ngôi miếu linh thiêng có gì độc đáo ?
Quãng đường từ trung tâm Côn Đảo tới đây đẹp vô cùng, nó trải dài từ khu vực được đầu tư kỹ lưỡng về cơ sở hạ tầng cho tới những con đường vẫn mang vẻ nguyên sơ.
- Đặt chân đến trước cửa miếu nhiều người sẽ không thoát khỏi sự tò mò “Vì sao là Miễu Bà Ngũ Hành mà không phải như người ta thường gọi Miếu Bà Ngũ Hành”.
- Tiến vào bên trong là một khoảng không thoáng mát đậm chất phong thủy, người ta sẽ thấy những hàng cây xanh rợp bóng hai bên, chính giữa là con đường đầy nắng dẫn vào sân miếu.
- Một kiểu kiến trúc độc đáo sẽ hiện ra với phần mái trên có hình “Lưỡng long chầu nguyệt”, hoa văn được chạm khắc một cách tinh xảo từ những người thợ thủ công truyền thống, che chở tránh nắng trú mưa cho những gian thờ linh thiêng ở dưới.
- Từ từ tiến vào gian thờ chính, người ta sẽ thấy trong miếu gồm tám bàn thờ, mỗi bàn thờ lại giữ một vài trò nhất định “Bàn thờ chính ở giữa là thờ các vị thần Ngũ Hành và hai vị thần thượng đẳng, phía trái miếu là nơi thờ ba vị thần bảo hộ Quan Công, Quan Bình, Châu Xương luôn cứu giúp ngư dân trên biển. Còn phía bên phải là bàn thờ Thổ Công – Thổ Địa. Nhưng nét đặc sắc về tâm linh còn phải hướng tới là các pho tượng hiện diện cho từng nữ thần “Hiền hòa, bao dung, độ lượng, nhân từ, giỏi giang”. Đặc biệt hơn ở phía sau bàn thờ tiền hiền chính là vị trí thờ phụng những vị thánh trong làng.
Thời điểm đến Miếu Năm Cô khi nào ?
- Thường niên đông đảo nhất, bao gồm cả khách thăm quan Côn Đảo, lữ khách nước ngoài lẫn những người hành hương đổ bộ về đây trong các ngày 16, 17, 18 tháng 10 Âm lịch.
- Một lễ hội văn hóa truyền thống được diễn ra với những nghi lễ tri ân, rước kiệu, vía Bà.
- Bên cạnh nghi thức chính thì lễ hội còn tổ chức nhiều tiết mục độc đáo như múa lân, hát tuồng, đối ẩm v.v…
- Vào những ngày bình thường, lượng khách vãng lai đến đây cũng thưa thớt nên địa điểm cũng có thể coi là ngôi miếu thanh bình yên tĩnh để trải nghiệm.
Một ngôi miếu thờ năm vị thần ngũ hành, mặc dù có niên đại không cao nhưng vẫn trở thành điểm đến tâm linh mà nhiều người muốn một lần tìm tới.
Nếu quý khách quan tâm đến địa điểm này, thì có thể tham khảo chùm Trải nghiệm Côn Đảo của chúng tôi tại đây.
https://dulichcondaosense.com/du-lich-con-dao-c.html