Côn Đảo không chỉ nổi tiếng về cảnh đẹp thiên nhiên và con người thân thiện. Gần đây, tại Côn Đảo nổi lên một loại hình du lịch xem rùa đẻ trứng đã và đang thu hút đông đảo du khách. Tuy nhiên, rùa biển đang được lực lượng kiểm lâm bảo vệ bằng nhiều biện pháp, trong đó có việc thức trắng đêm để canh rùa đẻ trứng.

chương trình không chỉ nổi tiếng về cảnh đẹp thiên nhiên và con người thân thiện. Gần đây, tại Côn Đảo nổi lên một loại hình du lịch xem rùa đẻ trứng đã và đang thu hút đông đảo du khách. Tuy nhiên, rùa biển đang được lực lượng kiểm lâm bảo vệ bằng nhiều biện pháp, trong đó có việc thức trắng đêm để canh rùa đẻ trứng.
Mòn mỏi mong từng quả trứng.
Từ năm 1990 đến nay, lực lượng kiểm lâm nơi đây đã thực hiện hàng ngàn ca “đỡ đẻ” cho rùa và thả ra biển hàng triệu con. Không phải chờ lâu, một con rùa biển bò lên cát tìm vị trí làm tổ. Chưa đầy 5 phút, chiếc tổ sâu khoảng 50 cm, rộng 20 cm đã được đào xong.
Các du khách tới đây sẽ được tận mắt chứng kiến động vật đã được đưa vào Sách đỏ đẻ từng quả trứng. Khi rùa biển đẻ được khoảng 20 quả trứng, các kiểm lâm liền tới làm nhiệm vụ “bà đỡ”. Từng đợt một, những quả trứng giống như quả bóng bàn rơi xuống lỗ. Lúc này, các kiểm lâm viên lưu ý du khách không được dùng đèn rọi phía trước mặt rùa mẹ vì nếu nhìn thấy ánh sáng, nó sẽ ngừng đẻ và lập tức rời tổ.
Sau khi đẻ xong, rùa mẹ dùng chân sau đưa cát lấp lỗ và ém chặt, sau đó xóa dấu vết để tránh bị kẻ thù phát hiện, nằm nghỉ khoảng 1 giờ rồi quay về biển. Khi rùa mẹ nghỉ ngơi là lúc các kiểm lâm viên ghi thông tin và tiến hành bấm thẻ để theo dõi xem có bao nhiêu rùa biển quay lại nơi nàyđẻ trứng.
Trắng đêm canh “rùa đẻ”.
Từ nhiều năm qua, việc bảo vệ rùa biển rất được chú trọng, nhất là vào mùa sinh sản (từ tháng 5 đến tháng 10), vì thời điểm này chúng tìm lên các bãi cát để đẻ trứng. Lúc đó, những “rùa tặc” cũng sẽ theo dõi để trộm trứng và bắt rùa mẹ. Mặc dù, lợi nhuận cũng không quá nhiều song nhiều người vẫn bất chấp để lấy trộm trứng và bắt rùa mẹ. Vì vậy, ngay sau khi rùa bò lên bờ biển tìm vị trí làm tổ, lực lượng kiểm lâm cũng phân công người canh gác. “Suốt mùa sinh sản của rùa biển, chúng tôi đều chia nhau thức trắng đêm để canh” - một kiểm lâm viên nói.
Theo các kiểm lâm viên, trước đây, việc “đỡ đẻ” cho rùa chỉ đơn giản là đánh dấu những tổ trên bãi cát, để trứng nở tự nhiên rồi theo dõi rùa con trở về biển. Tuy nhiên, tỉ lệ trứng nở tự nhiên rất thấp do chịu nhiều tác động như: bị lấy trộm, tổ ngập nước, trứng bị động vật khác ăn... Nhiều năm nay, nhờ những chiếc tổ nhân tạo, việc bảo vệ trứng rùa được bảo đảm hơn.
Sau khi rùa đẻ xong, số trứng trên sẽ được đưa về những chiếc tổ nhân tạo rồi phủ cát lên và ấp khoảng 45 - 60 ngày thì nở. Sau khi được thả về biển, rùa sẽ ngoái đầu lại nhìn và ghi nhớ nơi mình sinh ra. Khoảng 30 năm sau, tới mùa sinh sản, rùa quay lại vị trí chúng sinh ra và làm tổ đẻ trứng”.
Như vậy, bên cạnh khá nhiều tiềm năng du lịch, nơi đâycòn tồn tại một lượng rùa khá lớn, đây chính là điều kiện cần thiết để tạo ra một khối lượng rùa lớn trong tương lai, đồng thời hút khách du lịch tới vùng này để xem loại hình du lịch “Rùa đẻ trứng”…