Loài cây thân gỗ thuộc họ Trâm bầu đã trở thành một biểu tượng trường tồn của vùng đất linh thiêng, hễ cứ mỗi ai nhắc đến cái biệt danh “Bàng Côn Đảo” là người ta lại liên tưởng về những câu chuyện thấm máu và nước mắt của một thời kỳ đã qua. Bây giờ bàng có còn nhiều như trước, hay chỉ vẻn vẹn còn lại cây to.
Bàng Côn Đảo được coi là một biểu tượng vĩnh hằng trên mảnh đất Côn Sơn, loài cây ghi đậm những dấu ấn của một thời kỳ đã qua chứa đựng không biết bao nhiêu giọt nước mắt cùng máu tươi đổ xuống.
hành trình Con Dao - Ngam bang Con Dao
Người ta không biết bàng nơi đây có tự khi nào, nhưng hình dáng của nó lại khác lạ so với những cây bàng ở nơi khác, phải chăng chính những phong ba bão táp ngoài biển khơi đã nuôi dưỡng chúng, một hương vị mặn mà đã biến chúng hiên ngang đứng thẳng giữa mây trời non nước ngoài khơi xa. Có lẽ vậy, mà bàng Côn Đảo lá thẫm xanh, gốc rộng lớn, vỏ cây tuy xù xì nhưng gân cốt hơn nhiều so với những cây bàng ở trong đất liền… Chính điều này còn khiến cho người ta dễ dàng nhìn thấy một loài cây có mặt ở khắp nơi trên đảo “Từ vườn nhà, ven đường cho đến các địa điểm thắng cảnh cũng ít nhất phải có một cây”.
Lá bàng lúc còn ở trên cây thì khá dày và xanh, đến khi úa vàng thì mỏng manh để cho gió cuốn, người ta coi đó là mùa lá rụng, một thời điểm đẹp để đi khám phá mảnh đất linh thiêng qua từng chương trình trải nghiệm Côn Đảo. Nhưng ấn tượng mạnh phải nói về cụ bàng nơi đây, là những cây có tuổi đời lâu nhất…Ước tính nó cũng đã xuất hiện trước cả những năm đầu tiên khi thực dân Pháp xâm lược nước ta vào cuối thế kỷ 19, khiến bàng được coi là một trong những vật chứng sống cho cái ách thống trị tàn bạo của thực dân, cho cái khổ sai của một người tù yêu nước và nước mắt nuốt trong của những người con trung thành.
Bàng Côn Đảo, còn là nguồn thức ăn quý giá với những chiến sĩ cách mạng năm xưa, họ lén hái trộm, họ lén cất sâu vào trong người, để rồi chia sẻ với nhau từ chiếc lá cho đến hạt quả. Thậm chí nó được sử dụng như một vật truyền tin hữu dụng, nhờ gốc to mà những lá thư bí mật được các chiến sĩ chọn làm nơi cất giấu để trao thư.
Cho tới khi đất nước được hòa mình, thì những người tù khổ sai Côn Đảo được trả về với tự do, duy chỉ còn lại cây bàng đứng đó, vẫn hiện ngang mang dấu ấn của thời gian… Cây cao hàng chục mét thì thẳng tắp không nghiêng ngả, còn cây dưới mười mét thì gốc to tán rộng đến vài người ôm mới xuể. Nếu đi dọc trên con đường Lê Duẩn và Tôn Đức Thắng, người ta sẽ được cảm nhận một bầu không gian dễ chịu, mát mẻ và trong lành, chỉ cần ngồi dưới gốc cây thôi là mọi chuyện căng thẳng, bức bí, giận hờn trở nên tiêu tán.
Nếu ai đó có dịp đến thăm Côn Đảo, thì hãy chọn cái mùa mà quả bàng chín rộ, để được hái, để được nhặt và để được ăn một loại đặc sản thơm bùi, người ta gọi đó là “Mứt hạt bàng Côn Đảo”.