Côn Đảo ngoài các di tích lịch sử nổi tiếng, thắng cảnh thiên nhiên kỳ vĩ thì ẩm thực Côn Đảo cũng là một nét hấp dẫn mà khách thăm quan không thể bỏ qua. Cùng điểm qua các món đặc sản ngon nhất của hòn đảo này nhé!
chương trình Côn Đảo ngoài các di tích lịch sử nổi tiếng, thắng cảnh thiên nhiên kỳ vĩ thì ẩm thực Côn Đảo cũng là một nét hấp dẫn mà khách thăm quan không thể bỏ qua. Cùng điểm qua các món đặc sản ngon nhất của hòn đảo này nhé!
Cua mặt trăng
Đến Côn Đảo chắc chắn Lữ khách không thể bỏ qua cơ hội thưởng thức cua mặt trăng. Đúng như tên gọi, loài cua này có hình dáng rất lạ, trên lưng có nhiều hình tròn màu đỏ đậm, pha màu hồng tươi. Vì những hình thù trên lưng cua tròn nên người dân trên đảo đặt tên cho loài cua này là cua mặt trăng.
Cua mặt trăng thường sống ở độ sâu 3 đến 4m ở các bãi đá san hô và có cả tại Côn Đảo. Thịt cua ăn rất ngon, vừa thơm lại săn chắc. Có nhiều món ngon được chế biến từ cua mặt trăng như lẩu cua, nấu canh, bún, dung với bánh canh…. Thế nhưng có lẽ cách ăn đơn giản, cua luộc chấm muối tiêu chanh mới là tuyệt nhất, thực khách cảm nhận được trọn vẹn hương vị ngọt thơm của lớp thịt trắng ngần ẩn dưới lớp vỏ dày cứng.
Tôm hùm đỏ
Côn Đảo còn nổi tiếng với loài tôm hùm đỏ hay còn gọi là tôm hùm lửa. Mặc dù có kích thước nhỏ hơn các loài tôm hùm khác (trọng lượng trung bình khoảng 0,2-0,5kg) song thịt của tôm hùm đỏ rất dai ngon, ngọt và săn chắc, đặc biệt dọc sống lưng và đầu của nó còn có một lớp gạch vàng ươm bổ dưỡng.
Tôm hùm đỏ thường được chế biến thành các món như gỏi, hấp hay nấu cháo.
Ốc vú nàng
Cái tên ốc vú nàng được xem là đặc sản hiếm tại Côn Đảo. Sở dĩ có tên như vậy vì loại ốc này có hình dáng trông tựa như bầu ngực của các cô gái dậy thì.
Ốc vú nàng là một loài nhuyễn thể hình chóp lệch, bỏ ngoài đen xám, mặt trong lấp lánh xà cừ. Ốc chế biến bằng nhiều cách như: nướng, luộc, hấp sả, trộn gỏi… đều vô cùng thơm ngon, ngọt thịt. Trong các cách chế biến thì ngon nhất vẫn là nướng chín, sau đó tráng một lớp mỡ hành, đậu phộng, khi ăn chấm thêm chút nước mắm thì không còn gì bằng.
Mứt hạt bàng
Những khách thăm quan trở về từ Côn Đảo chẳng ai là không đêm theo vài túi mứt hạt bàng về làm quà. Món ăn có mùi vị thơm thơm, beo béo lại giòn giòn thú vị.
Để chế biến mứt hạt bàng, người dân trên đảo thường hái những quả bàng chín, mang về phơi khô rồi tách lấy nhân bên trong. Nhân hạt bàng được làm sạch, rang lên cho vừa chín, rồi đem chế biến thành hạt bàng rang muối, hạt bàng rang đường. Và để có được 1kg hạt bàng thì cần phải mất cả ngày công, do vậy giá mứt hạt bàng khá cao, vào khoảng 45.000 – 50.000VNĐ/ bịch khoảng chừng 200g. Có những lúc trái mùa thời tiết khắc nghiệt, giá mứt hạt bàng có thể tăng cao khoảng 400.000 – 500.000VNĐ/kg.
Ngoài ra, đến với Côn Đảo, bạn còn có thể thưởng thức rất nhiều món ngon, quý hiếm khác từ sá sùng, cua vàng, mắm hàu, cá bớp, gỏi cá nhám… Mỗi món ngon nơi đây không chỉ được tôn vinh bởi giá trị lịch sử nơi chúng được sinh ra mà còn bởi chất lượng đặc biệt, sự quý hiếm mà chẳng phải ở nơi nào cũng có được.
Mắm hàu
Đây là thứ nước chấm thường được người dân Côn Đảo sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên trong các món thì nước mắm hàu để chấm bánh tráng cuốn với thịt ba rọi, bún, rau sống là dậy vị nhất.
Nguyên liệu chính để chế biến nên mắm hàu chính là con hàu có sẵn trong thiên nhiên. Hàng ngày, chờ cho thủy triều xuống, những người làm mắm hàu chạy ghe ra các hòn để gõ hàu lấy ruột. Ruột hàu được đãi rửa sạch sẽ và để cho ráo nước, sau đó đảo đều với muối, ớt bột, rượu… theo tỉ lệ nhất định rồi đóng chai. Khoảng 20 đến 25 ngày sau, chai mắm hàu đổi màu, lúc phần thịt nổi lên trên còn phần nước lắng phía dưới có màu đỏ tươi là ăn được.
Lữ khách đến hành trình Côn Đảo khi về thường mang theo những chai mắm hàu để làm quà tặng cho người thân, gia đình hoặc bạn bè của mình.
Mắm nhum
Mắm nhum không phổ biến như mắm hàu, đây không phải là loại thức ăn nhà nào cũng có và cũng chỉ vài nơi bán ở chợ. Thế nên nhiều lúc, có tiền cũng không thể mua được mắm nhum… Nhưng ai đã từng được thưởng thức món mắm này thì lại chẳng thể quên, thứ mắm đậm đà đặc trưng hương vị rất riêng của vùng Côn Đảo.
Để làm ra những hũ mắm nhum có màu đỏ đục và sóng sánh thơm lừng, người dân trên đảo phải đem thịt nhum đã được làm sạch vỏ rồi đem cho vào chum hay hũ sành, sau đó rắc nhiều muối lên trên. Những chiếc hũ sau khi đậy kín, đem vùi trong tro bếp hay phơi nắng khoảng 20 ngày. Sau ngần ấy thời gian, mắm nhum chím là lúc vừa ăn. Có lẽ, chẳng cần cao lương mĩ vị, một bát mắm nhum và vài cọng rau luộc cũng đã khiến bao thực khách say lòng, nhớ mãi.