==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Côn Đảo đến với nơi vốn là một quần đảo nằm ở ngoài khơi xa bờ biển Nam Bộ Việt Nam – thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, hình thành cách đây khoảng vài triệu năm lịch sử, có sự xuất hiện của con người từ rất sớm, trải qua nhiều diễn biến trong quá khứ và trở thành một địa điểm hấp dẫn cho đến tận ngày nay.

Côn Đảo nằm ở đâu ?

Dựa vào bản đồ thế giới trên goolge map thì Côn Đảo Goole Map có tọa độ là 8°69’ vĩ độ Bắc và 106°60’ kinh độ Đông, còn tọa độ cũ trước đây là 8°40’ vĩ độ Bắc và 106°36’ kinh độ Đông. Điều này có thể xuất hiện là do sự dịch chuyển của lớp vỏ trên bề mặt trái đất, dưới sự tác động của ngoại lực và nội lực. Một mặt quần đảo cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý, cách tỉnh Sóc Trăng 40 hải lý và cách thành phố Cần Thơ 36 hải lý theo đường biển.

Côn Đảo là gì ?

Được thế giới biết đến là một quần đảo nằm ngoài khơi về phía Nam của Việt Nam.

Trước những năm 1975: Đảo là một nơi giam giữ và lưu đày các tù nhân cách mạng.

Với ngày nay: hành trình Côn Đảo lại được biết đến là một địa điểm nghỉ dưỡng, khu bảo tồn thiên nhiên và là nơi để đi tắm biển.

Côn Đảo là gì ?

Bản đồ thu nhỏ của Côn Đảo - Bà Rịa - Vũng Tàu

Tại sao lại gọi là Côn Đảo ?

Côn Đảo là một quần đảo ngoài khơi bờ biển Nam Bộ Việt Nam.Tên của hòn đảo lớn nhất được gọi là đảo Côn Sơn hay đảo Côn Lôn, theo sử sách Việt Nam vào trước thế kỷ thứ XX thì Côn Lôn lại có nguồn gốc từ tiếng Mã Lai – là Pulau Kundur tức Hòn Bí, còn người Châu Âu thì họ phiên âm thành Poulo Condor, với tiếng Khmer thì là Koh Tralach.

Một mặt khi người ta ghép từ “Côn” với từ “Đảo” thì nó đã trở thành tên gọi chính thức là Côn Đảo, được Quốc hội Việt Nam quyết định từ năm 1977 cho đến tận ngày nay.

Lịch sử hình thành của Côn Đảo

Căn cứ từ những thực nghiệm, khảo sát và phân tích, các nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng Côn Đảo xuất hiện cách đây khoảng vài triệu năm trở về trước, có sự xuất hiện của loài người tiền sử sinh sống ở đây từ rất sớm, thông qua các công cụ tạo tác sơ khai được tìm thấy. Với các nhà lịch sử Việt Nam thì nó rơi vào khoảng giữa thời kỳ đại Kim Khí và thời kỳ tiền Sa Huỳnh ở Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Lịch sử Côn Đảo trong thời kỳ Pháp thuộc

  • Ngày 01/09/1858: Pháp đến tấn công Đà Nẵng, chiếm bán đảo Sơn Trà làm bàn đạp để đánh Huế.
  • Tháng 04/1861: Pháp đánh chiếm Định Tường, và có ý định chiếm đóng Côn Đảo vì sợ quân Anh chiếm mất một vị trí chiến lược quan trọng.
  • Ngày 28/11/1861: Thủy sư đô đốc Hải quân Pháp – Louis Adolphe Bonard hạ lệnh cho tàu thông báo Norzagaray đến chiếm đóng Côn Đảo.
  • Ngày 14/01/1862: Con tàu chở hàng Nievre đưa một số các nhân viên ra Côn Đảo để khảo sát tìm vị trí xây dựng Hải đăng Côn Đảo nhằm khống chế các nước nào phản kháng hành động tuyên bố chủ quyền.
  • Ngày 05/06/1862: Triều đình Huế ký hòa ước Nhâm Tuất cùng Pháp với khoản 3 ghi rõ nhà Nguyễn phải nhượng hoàn toàn chủ quyền đảo Côn Lôn cho Hoàng đế Pháp.

Lịch sử hành chính trên Côn Đảo

  • Trước thời Pháp thuộc: Côn Đảo thuộc tỉnh Hà Tiên, sau đổi cho tỉnh Vĩnh Long quản lý.
  • Ngày 16/05/1882: Quần đảo là một quận của Nam Kỳ dưới chữ ký sắc lệnh của tổng thống Pháp Jules Grévy.
  • Tháng 09/1954: Quần đảo được đổi tên thành hải đảo Côn Sơn dưới chính quyền Quốc gia Việt Nam – Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
  • Ngày 22/10/1956: Tỉnh Côn Sơn được thành lập dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam – Tổng thống Ngô Đình Diệm.
  • Ngày 24/04/1965: Tỉnh Côn Sơn chuyển đổi thành Cơ sở hành chính Côn Sơn, trực thuộc Bộ Nội vụ của Việt Nam Cộng hòa.
  • Ngày 01/11/1974: Cơ sở hành chính Côn Sơn chuyển đổi tên thành thị xã Phú Hải thuộc tỉnh Gia Định dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam - Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
  • Tháng 05/1975: Côn Đảo được gọi là tỉnh Côn Đảo.
  • Tháng 09/1976: Tỉnh Côn Đảo bị giải thể và chuyển thành huyện Côn Đảo thuộc TP.Hồ Chí Minh.
  • Tháng 01/1977: Huyện Côn Đảo được chuyển về tỉnh Hậu Giang cũ.
  • Tháng 05/1979: Huyện Côn Đảo trở thành quận Côn Đảo thuộc đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo.
  • Từ tháng 08/1991 trở đi: Côn Đảo chính thức là huyện thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, không có các cấp xã, phường hay thị trấn.

Địa lý tự nhiên của quần đảo

Nhóm quần đảo nằm cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý bao gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 15 hòn đảo bé vây quanh hòn đảo lớn Côn Sơn, nhưng hòn Trứng Lớn và Hòn Trứng nhỏ lại nằm tách biệt về phía Tây, còn 14 hòn đảo còn lại thì quây cụm sát nhau.

Côn Đảo chiếm tổng diện tích khoảng 76 km², đa phần địa hình là đồi núi và các cánh rừng nguyên sinh, rừng ngập mặn. Điểm cao nhất trong hệ thống quần đảo là đỉnh Thánh Giá tại đảo Côn Sơn với 577 m.

Địa chất của quần đảo có tính đa dạng cao gồm đá mácma (Magma) Mesozoi xâm nhập axít, đá mácma phun trào axít và đá mácma phun trào trung tính và đá trầm tích.

Địa lý tự nhiên của quần đảo

Hệ sinh thái núi - rừng - biển Côn Đảo

Dân cư sinh sống trên đảo

Người dân huyện đảo đa phần sinh sống trong một thung lũng có hình bán nguyệt dài từ 8 km đến 10 km, bề ngang từ 2 km đến 3 km với dân số chiếm khoảng hơn 8.000 người thuộc 10 khu dân cư. Họ sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản, số ít làm nông nghiệp, tính đến ngày nay thì người dân còn kinh doanh sản xuất thêm cả các sản phẩm dịch vụ hành trình.

Hệ sinh thái tại đảo

Với một hệ sinh thái đa dạng và phong phú bao phủ toàn bộ trên tổng diện tích hơn 6.000 ha đất cạn và 14.000 ha vùng nước, quần đảo chứa đựng cả một hệ thông các thực vật, động vật gồm:

  • Thực vật: Có 882 loài, thực vật bậc cao thuộc 562 chi, 161 họ, trong đó có đến 371 loài thần gỗ, 30 loài phong lan, 103 loài dây leo và 202 loài thảo mộc v.v… Rất phù hợp cho những chuyến đi Chương trình Côn Đảo khảo sát.
  • Động vật: Có 144 loài chia thành 28 loài thú, 69 loài chim, 36 loài bò sát, đặc biệt nổi tiếng với loài thạch sùng Côn Đảo và loài rùa Côn Đảo và bò biển Côn Đảo.
  • Sinh vật biển: Có đến 1.383 loài, bao gồm 127 rong biển, 11 loài cỏ biển, 157 loài thực vật phù du, 115 loài động vật phù du, 202 loài cá, 8 loài thú và gồm nhiều loài bò sát biển khác.
  • Rạn san hô: Được hợp thành bởi 219 loài, tính về độ bao phủ trung bình của chúng vào khoảng 42,6 %. Một nét đẹp của hệ thống biển đảo được nhiều người làm hành trình Côn Đảo quân tâm.

Cơ sở hạ tầng ở Côn Đảo

  • Với đường biển: Sẽ có chặng đường di chuyển từ cảng Cát Lở - Vũng Tàu đi ra Côn Đảo, từ cảng Trần Đề - Sóc Trăng đến Côn Đảo.
  • Với đường hàng không: Sẽ có lộ trình cho các chuyến bay thẳng từ TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng tới Côn Đảo.
  • Hệ thống giao thông trên đảo: Tính từ năm 2014 trở lại đây, huyện đảo đã đầu tư xây dựng rất nhiều các dự án lớn gồm có hơn 18 công trình giao thông, hơn 15 công trình hạ tầng kỹ thuật, hơn 13 công trình cơ sở hạ tầng văn hóa - xã hội – giáo dục, hơn 2 công trình di tích lịch sử Côn Đảo.
  • Viễn Thông: Hiện nay trên đảo đã được bao phủ đầy đủ bởi với các hệ thống viễn thông như đường truyền internet, truyền hình, liên lạc và phát thanh, đặc biệt có bốn mạng di động được phủ sóng tại đây gồm Vinaphone, Mobifone, Viettel Telecom và Vietnammobile.

Cơ sở hạ tầng ở Côn Đảo

Hệ thống đường xá trên huyện Côn Đảo

Khí hậu Côn Đảo

Do mang đặc điểm á xích đạo – hải dương nóng ẩm, thời tiết được chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, còn mùa khô thì lại kéo dài từ tháng 12 tới tháng 4 năm kế tiếp, nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 27°C, lượng mưa trung bình trong năm đạt tới 2.200 mm, nhiệt độ nước biển cũng chỉ chuyển biến từ 26°C đến 29°C.

Các địa điểm nổi tiếng Của Côn Đảo

Được biết đến là hòn đảo tâm linh, hòn đảo huyền thoại, thiên đường nghỉ dưỡng, nên số lượng về danh lam thắng cảnh rất đa dạng và phong phú, được chia thành nhiều chủ đề phân bố tại các hòn đảo khác nhau. Nhưng đa phần được tập trung chủ yếu trên đảo Côn Sơn.

Các địa danh tâm linh: Phù hợp cho việc đi lễ viếng gồm có.

  • Nghĩa Trang Hàng Dương
  • Khu mộ nữ anh hùng Võ Thị Sáu
  • Miếu Bà Phi Yến
  • Miếu Cậu
  • Chùa Núi Một

Các địa điểm nổi tiếng Của
 Côn Đảo

 

Chùa Núi Một - Vân Sơn Tự ở Côn Đảo

Các địa danh lịch sử: Phù hợp cho việc tham quan bao gồm

Các địa danh phong cảnh: Phù hợp cho việc vãn cảnh như là.

  • Các hòn đảo nhỏ xung quanh như Hòn Cau
  • Đỉnh Thánh Giá
  • Vườn quốc gia Côn Đảo
  • Hồ An Hải

Các bãi biển: Phù hợp để đi tắm biển, bơi lội và tham gia các hoạt động về biển gồm.

  • Bãi Nhát
  • Bãi Đầm Trầu
  • Bãi Đất Dốc
  • Bãi An Hải
  • Bãi Lò Vôi
  • Bãi Ông Đụng

Biển côn đảo

Những lễ hội thường niên tại Côn Đảo

  • Lễ Giỗ Bà Phi Yến
  • Ngày Giỗ Nữ Anh Hùng Liệt Sỹ Võ Thị Sáu

Ẩm thực đặc sản trên Côn Đảo

  • Ốc Vú Nàng
  • Sá Sùng
  • Cua Mặt Trăng
  • Tôm Hùm Đỏ
  • Gỏi Cá Mập
  • Cá Thu Một Nắng
  • Mắm Hàu
  • Mắm Nhum
  • Mứt Hạt Bàng

Ẩm thực đặc sản trên Côn Đảo

Ẩm thực đặc sản Mứt Hạt Bàng Côn Đảo

Côn Đảo ngày nay

Trong thời kỳ đổi mới hiện đại hóa công nghệ hóa ngày nay, mảnh đất Côn Đảo đã thay da đổi thịt từng ngày, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ khách sạn nhà hàng khu nghỉ dưỡng mọc lên như nấm dưới bàn tay của các chủ đầu tư kinh doanh dịch vụ hành trình Côn Đảo. Kiến trúc thượng tầng thì cảnh quan đẹp đẽ, cơ sở hạ tầng thì được đầu tư bảo trì nâng cấp kỹ lưỡng, nhiều khu trung tâm bệnh xá, siêu thị, ngân hàng cũng được hình thành. Đặc biệt hệ thống giáo dục cũng được đẩy mạnh nhằm biến mảnh đất lịch sử trở thành một vùng đất thiên đường – CÔN ĐẢO.

Tổng quan về Côn Đảo 2024

Tổng quan về Côn Đảo 2024
90 9 99 189 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==