Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày Quốc khánh trọng đại, thì Côn Đảo luôn được coi là một địa điểm để nhiều người chiến sĩ cách mạng xưa kia quay lại cùng nhau hồi tưởng những tháng ngày khổ sai, nhớ về từng người đồng đội đã khuất của mình.
Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày Quốc khánh trọng đại, thì Côn Đảo luôn được coi là một địa điểm để nhiều người chiến sĩ cách mạng xưa kia quay lại cùng nhau hồi tưởng những tháng ngày khổ sai, nhớ về từng người đồng đội đã khuất của mình.
Một chuyến hành trình trở về nơi ấy, mặc dù năm tháng đã được đổi thay, cảnh vật cũng nhiều biến chuyển, nhưng trong lòng họ thì hình ảnh Côn Đảo xưa kia vẫn còn hiện hữu ở mỗi cá nhân. Họ về đây ngắm cảnh là một chuyện, nhưng cái điều quan trọng là họ đã kết nối được “Những người tù năm xưa” lại với nhau “Từng giọt nước mắt nhớ thương rơi xuống có, những niềm vui nho nhỏ gặp gỡ bên nhau cũng có”. Bởi vậy, trong bài viết này Chương trình Côn Đảo chúng tôi xin mượn một vài ký ức xưa kia của họ, để miêu tả về ý chí kiên định trước địa ngục trần gian Côn Đảo trong ngày Quốc khánh.
+ Tiếng trống Quốc khánh vang to giục lòng các chiến sĩ: Chúng không phải là những chiếc dùi gỗ đập vào trống da, phát lên cùng những âm thanh “Tùng tùng truyền thống”, mà chúng được thay bằng thứ tiếng “Cheng cheng, xèng xèng” từ những đôi tay vỗ vào song sắt. Đó là một trong những ký ức không thể mờ phai của những chiến sĩ năm xưa, mặc dù cuộc cách mạng tháng 8 đã thành công, nhưng họ vẫn rối bời vì không biết mình có nằm trong danh sách được trao trả hay không. Nhưng thông qua những tiếng âm thanh khích lệ đó, niềm tin được trở về cùng với gia đình càng thôi thúc ý chí kiên cường của họ nhiều hơn.
+ “Lá cờ đỏ sao vàng” trong tâm trí của những người con yêu nước, bị cầm tù trong những phòng giam tàn bạo “Tay bị còng, chân thì xích”, nhưng họ vẫn cố gắng động viên nhau về mặt tinh thần, cùng chào đón một ngày Quốc khánh trọng đại. Họ cố gắng làm cho bộ quần áo của mình trở nên tươm tất hơn “Tay vuốt áo phẳng, đồng chí này chỉnh sửa cho đồng chí kia”, rồi nghiêm trang chào lá quốc kỳ, ngân vang bài hát Quốc ca truyền thống. Nhưng cờ hoa lại không có, nên tất cả những hình ảnh đó, đều được họ tự hình dung ra với một lòng yêu nước kiên trung.
Địa danh Cầu Tàu 914 sẽ là điểm háo hức chờ đón họ, nhà tù Côn Đảo lại là điểm để họ trò chuyện bên nhau, còn nghĩa trang Hàng Dương lại là nơi để hồi tưởng những người đồng đội của mình.
Nếu các bạn may mắn đến thăm Côn Đảo trong ngày này, và đặc biệt được hòa mình cùng với những chiến sĩ cách mạng xưa kia, thì những câu chuyện mà họ kể lại, còn hấp dẫn hơn nghìn lần so với những gì mà chúng ta được biết. Ngày lễ Quốc khánh Côn Đảo 2018, nơi háo hức của hàng triệu bước chân, không chỉ riêng của những chiến sĩ cách mạng năm xưa mà còn là dấu chân của thế hệ trẻ ngày nay.