Dinh chúa đảo một di tích lịch sử gắn liền theo năm tháng không dễ bị ăn mòn bởi thời gian, một bộ máy cai trị kinh hoàng không thể nào xóa mờ đi được và là một điểm đến để tô thêm cho những kiến thức về lịch sử mà các khách thăm quan đi thăm quan Côn Đảo sẽ được mở rộng tầm nhìn.
Các khách thăm quan đi du Lịch Côn Đảo thường coi Dinh chúa đảo là một địa điểm không thể thiếu trong chuỗi hành trình khám phá của họ, công trình còn được biết đến với cái tên Dinh ông lớn, Dinh tỉnh trưởng…. Hình thành vào khoảng những năm 1862 - 1876 cùng với các cơ sở hạ tầng sẵn có lúc bấy giờ trên đảo. Chiếm tổng diện tích 18.600m2, bao gồm: Nhà chính, nhà phụ và sân vườn…Nơi đây chính là nơi ở của 53 đời Chúa đảo, trải qua 113 năm (1862-1975). Trong đó 92 năm dưới thời thực dân Pháp với 39 đời chúa đảo và 12 năm thời đế quốc Mỹ với 14 đời chúa đảo đã sống và làm việc. Một đầu não trung tâm của hệ thống nhà tù, được điều hành dưới quyền điều khiển của Chúa đảo.
Tại đây chúng đã đề ra các chính sách, biện pháp hà khắc để đàn áp, tra rấn dã man đối với người tù. Ngày nay, căn nhà ấy được dùng làm nơi trưng bày tội ác của chúng.Trong số 53 đời Chúa đảo, có những tên mà sự tàn ác của chúng đồng nghĩa với chế độ giết người – nơi mệnh danh là “Địa ngục trần gian”, mà tên chúa đảo Andouard thời Pháp là một trong số đó.
Còn trong thời Mỹ – Ngụy, Nguyễn Văn Vệ là điển hình cho sự tàn bạo và thâm độc, điển hình là sự kiện chuồng Cọp năm 1970 khi bị phơi bày đã làm chấn động cả thế giới với hình ảnh những người tù sặc sụa trong lớp khói của vôi bột. Dưới thời kỳ này dinh chúa đảo vẫn là nơi ở và làm việc của các đời chúa đảo, Nhà Chúa đảo thể hiện cuộc sống xa hoa của sự thống trị bên cạnh cuộc sống khổ ải, nghèo nàn của người tù. Trong khu vườn (Sở Rẫy Ông Lớn) thường xuyên có hàng chục tù nhân phải lao động khổ sai và phục dịch tất cả sinh họat, đến ăn, mặc ở... của Chúa đảo. Nhà Chúa đảo cũng là nơi thành lập Chính quyền Cách mạng đầu tiên ở Côn Đảo vào năm 1945 và cũng là ngày kỷ niệm Côn Đảo hòan toàn được giải phóng trong năm 1975.
Thời gian thấm thoát qua đi, từ sau ngày giải phóng 01/5/1975, Dinh chúa đảo được sủ dụng để làm phòng trưng bày khu di tích lịch sử Côn Đảo cho tới tận ngày nay. Thậm chí nó còn được coi là di tích Dinh chúa đảo, được Bộ Văn Hóa - Thông Tin ra quyết định số 54-VHQĐ đặc cách công nhận địa điểm là Khu di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia vào ngày 29/4/1979. Cho đến ngày 10/5/2012 Thủ Tướng chính phủ ra quyết định 548/ QĐTTg công nhận đây chính là Di tích Đặc biệt Quốc gia. Một điểm đến gắn liền với lịch sử hình thành và thay đổi của mảnh đất Côn Sơn mà các Lữ khách đi khám phá Côn Đảo luôn tìm tới đầu tiên.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn đặt Chương trình Phú Quốc