Mặc dù chỉ cách TP HCM 45 phút đi máy bay, Côn Sơn gần như là một thế giới khác hẳn, không nằm trong tuyến đường phổ biến của khách thăm quan phương Tây. Hầu hết khách đến đây là người Việt Nam muốn tìm hiểu lại thời kỳ đau thương của chiến tranh. Được biết đến là hòn đảo quỷ dữ ở Đông Nam Á, Côn Sơn từng là nơi chứng kiến tội ác chiến tranh của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Quân đội Pháp đã lấy thi thể của 914 tù nhân Việt Nam làm thành đê chắn sóng còn binh lính Mỹ thì nhốt các tù nhân trong những khu “chuồng cọp”, nơi họ bị cùm chân xuống sàn bằng các thanh sắt nặng gắn vào bê tông.
Mặc dù chỉ cách TP HCM 45 phút đi máy bay, Côn Sơn gần như là một thế giới khác hẳn, không nằm trong tuyến đường phổ biến của khách thăm quan phương Tây. Hầu hết khách đến đây là người Việt Nam muốn tìm hiểu lại thời kỳ đau thương của chiến tranh. Được biết đến là hòn đảo quỷ dữ ở Đông Nam Á, Côn Sơn từng là nơi chứng kiến tội ác chiến tranh của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Quân đội Pháp đã lấy thi thể của 914 tù nhân Việt Nam làm thành đê chắn sóng còn binh lính Mỹ thì nhốt các tù nhân trong những khu “chuồng cọp”, nơi họ bị cùm chân xuống sàn bằng các thanh sắt nặng gắn vào bê tông.
Bức tường của khu nhà tù chính vẫn đứng sừng sững trên đảo như một lời nhắc nhở đối với thế hệ sau và trở thành một điểm đến thăm quan, tưởng niệm hàng nghìn người Việt Nam bị tra tấn và qua đời trên đảo trong thời kỳ từ 1862 đến 1975.
Với những ký ức lịch sử bi thương như vậy, nhưng cuộc sống hiện đại trên đảo đang từ từ tiếp cận mảnh đất này. Khu vực đất liền phủ đầu màu xanh ở Côn Sơn được bao quanh bởi nước biển màu xanh ngọc ấm áp và những rặng san hô tuyệt đẹp. Những cây hoa phượng và hoa giấy như tô điểm thêm màu sắc cho khu rừng trong khi hoa đại và mộc lan khoe sắc dọc theo đại lộ. Những tuyến đường chính duy nhất chạy quanh nửa hòn đảo, nếu thuê một chiếc xe máy đi dọc đường bờ biển, khách thăm quan sẽ được ngắm các hồ hoa sen, những vách đá màu đỏ cam và những bãi biển cát trắng hoang sơ nối tiếp nhau. Bờ biển ở đây rất yên bình, sạch sẽ và hoàn hảo để tắm quanh năm.
Hoạt động hàng ngày ở nơi đây bắt đầu từ một phiên chợ mua bán nhộn nhịp, nơi Lữ khách
và người dân địa phương có thể tìm thấy rất nhiều hải sản như cua, trai, mực ống cùng các loại hoa quả nhiệt đới như chôm chôm, chuối, xoài, thanh long và cả hoa sen ngay từ phía ngoài chợ. Đi sâu vào trong, là những nhân viên kiểm lâm đang ngồi trên những chiếc ghế nhựa thấp, thưởng thức bữa sáng bằng một tô bún riêu hay bún thịt nướng và mặt trời thì dần dần lên cao. Đến khoảng 9h, thức ăn đã được bán gần hết và đến trưa phiên chợ đã được dọn dẹp sạch sẽ.
Sau đó cho đến 2h chiều ở trên đảo gần như không có hoạt động gì cho đến tận chiều muộn nhưng gánh hàng rong bắt đầu xuất hiện, bán bánh mỳ, nước hoa quả và các món cuốn. Trong hai tiếng, những người bán hàng cũng đi về nhà và phiên chợ chiều lại trống không, hòn đảo dần chìm vào hoàng hôn, mặt trời khuất dần sau làn nước trong xanh của biển cả.
Khi khách thăm quan đến đây có thể thoải mái bơi lội ở những bãi biển tuyệt đẹp, dù bạn có chọn địa điểm nào thì cũng không phải lo tranh giành với ai, toàn bộ bãi biển đều thuộc về bạn. Nếu như đây là đất liền, thì Lữ khách
có thể tìm được những chuyến tàu rời cảng hàng giờ. Nhưng nếu bạn muốn ngắm nhìn các bãi đá từ Côn Đảo, bạn cần phải hỏi từ buổi tối và một ngư dân sẽ cho bạn đi nhờ vào sáng hôm sau. Khi thuyền chầm chậm rời cảng, người ngư dân sẽ đưa bạn tới thẳng vịnh và dãy đá ngầm bên ngoài đảo. Chỉ với một vài dụng cụ lặn biển đơn giản là có thể ngắm nhìn thỏa thích những sinh vật biển như loài rùa. Lặn biển được cho là một trong những dịch vụ tốt nhất ở Việt Nam.
Khi cái nóng của ban ngày trôi qua, rất nhiều lữ khách
sẽ lựa chọn khám phá hòn đảo bằng xe máy. Tại vịnh An Hải, cách thị trấn Côn Sơn khoảng 1km, những người mò ngọc trai và ngư dân bỏ neo tàu, thay bằng những chiếc thuyền thúng tre đi xuyên các đồng ruộng. Đến 6km tiếp theo, khách thăm quan có thể trèo lên đồi dọc vịnh cho đến khi tới phần đỉnh phía Nam để ngắm toàn cảnh hòn đảo từ mọi hướng: Bãi đá ở phía Đông, bến cảng và thị trấn Côn Sơn ở phía Bắc và khu vực đồi đá ở phía Tây. Hãy ở lại cho đến khi trời chạng vạng tối để ngắm khung cảnh khi ánh sáng hoàng hôn hòa vào ánh sáng từ những con tàu trở hàng qua lại trên vùng Biển Đông bận rộn.
Buối tối Lữ khách
có thể đi dạo ở thị trấn Côn Sơn để tới trung tâm giải trí của hòn đảo. Bầu trời lúc nào đã chuyển sang màu hồng và những chiếc xe bán đồ nướng bắt đầu xuất hiện tấp nập với đầy đồ ăn như bắp rang bơ, thịt gà và thịt lợn nướng. Rất nhiều khách thăm quan, chủ yếu là người Việt Nam, sau một ngày dài khám phá và bơi lội trên đảo, bắt đầu tụ tập quanh những chiếc xe bán đồ ăn, tạo nên một khung cảnh náo nhiệt hẳn lên.
Về đêm còn có một phiên chợ khách trên đường Trần Huy Liệu. Một nửa con phố được bày ghế và bàn sắt, các quán phục vụ bia và đồ nhắm biển như tôm, cua, sò, hến và một ngày dần dần khép lại. Đây quả là một cách tốt để kết thúc một ngày trải nghiệm đầy thú vị tại một thiên đường hoang sơ như Côn Sơn.