Đối với mỗi người dân Việt Nam, mặc dù chưa một lần đến Côn Đảo nhưng nơi đây đã trở thành địa danh quen thuộc, bi tráng, hằn sâu trong tiềm thức bao người.
Đối với mỗi người dân Việt Nam, mặc dù chưa một lần đến Côn Đảo nhưng nơi đây đã trở thành địa danh quen thuộc, bi tráng, hằn sâu trong tiềm thức bao người.
Có thể nói nơi đây có biết bao chiến sĩ cách mạng kiên cường bị giặc bắt tù đày, tra tấn dã man, tàn bạo, nhưng ý chí họ như thép đã nung, càng gian khổ, khắc nghiệt càng trở nên can trường. Máu đã đổ cho Côn Đảo hôm nay đổi thay từng ngày.
Sau ngày giải phóng, Côn Đảo giờ thay đổi nhiều, trở thành điểm khám phá thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm. CônĐảo khách thăm quan không thể tìm đến khu nhà lao khét tiếng với tên gọi “địa ngục trần gian”. Với những dãy xà lim tối om, chật hẹp nằm khuất sau những gốc bàng cổ thụ và những bức tường ngụy trang là “chiêu thức” của địch xưa kia để che dấu hành động vi phạm nhân quyền trước công luận quốc tế.
Không ai ngờ rằng giữa đại dương xanh bao la, sau những rặng cây ngút ngàn và những bức tường cao vượt đầu người là chốn lao ngục tra tấn những người yêu chuộng hòa bình, tự do, độc lập. Dùi nung, cối xay lúa, lò vôi, bàn chông, hố phân bò, kìm, cưa, gậy gộc… Đây là những thứ địch dùng để tra tấn, dìm, ngâm người tù cộng sản. Có những phòng giam rộng chỉ 1,5m, dài 3m, cao chỉ gấp rưỡi đầu người.Vào mùa hè, chúng dồn nhốt đến 20 tù nhân, họ phải chịu cảnh chồng chất lên nhau, vệ sinh tại một góc.
Những người tù bị chúng xếp vào diện “ngoan cố” còn bị chúng bắt nhịn ăn, tống xuống hầm giam chật hẹp, kín bưng, không một kẽ hở thông gió, nóng như nung, vừa kéo lê xiềng xích nặng nhọc dưới chân.
Nham hiểm hơn, chúng nuôi bò, đào hầm chứa chất thải rồi bắt người tù ngâm mình trong đó đến thối rữa thịt da… Hoặc đánh đập người tù bầm da, rách thịt rồi dồn nhốt họ vào “chuồng cọp”, lấy nước vôi được nung từ san hô mò dưới biển lên (bắt tù nhân làm), tạt vào họ.
Mặn, xót, lạnh và đau, vết thương viêm nhiễm nhiễm khiến tù nhân đau không kể xiết. Đã có hàng ngàn chiến sĩ cộng sản gục chết vì lao động kiệt sức hoặc bị cai tù đánh đập dã man. Mỗi ngày, một tù nhân chỉ được một ca nước, ai “ngoan cố” chúng cắt phần. Có khi họ phải dùng nước tiều rửa ráy.Tù nhân nam đã khổ, tù nhân nữ cực hơn gấp bội.
Mặc dù chịu nhục hình, đói khát hành hạ ngày này qua ngày khác, nhưng kẻ thù vẫn không khuất phục được ý chí của những chiến sĩ cách mạng yêu nước.
Chính trong chốn “địa ngục trần gian” ấy, những chiến sĩ cách mạng vẫn không hề mất niềm tin, họ biến nơi đây thành trường học cách mạng, là nơi rèn luyện khí tiết của mình.Trong số những tù chính trị bị giam cầm có những tên tuổi mãi gắn với lịch sử của cách mạng Việt Nam như: Tổng bí thư Lê Hồng Phong, nhà lãnh đạo phong trào yêu nước Phan Chu Trinh, chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, liệt sỹ nữ anh hùng lực lượng vũ trang Công an nhân dân Việt Nam - Võ Thị Sáu... cùng nhiều đồng chí cộng sản kiên trung, bất khuất…
Từ tháng 4-1975, Côn Đảo được giải phóng, trở về tay nhân dân. Phải biến Côn Đảo từ nhà tù chính trị thành hòn đảo trù phú. Đó là quyết tâm của người dân và cả hệ thống chính quyền.
Sau 40 năm phấn đấu, xây dựng, nhất là sau hơn 20 thực hiện công cuộc Đổi mới, Côn Đảo đã đạt được nhiều thành tựu trên con đường trở thành là thiên đường thăm quan, trải nghiệm
.
Từ cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào nền bao cấp hành chính trước đây, ngày nay hoạt động kinh tế đã hình thành và đang thực sự là hoạt động trọng tâm, là động lực quyết định sự tồn tại và phát triển của Côn Đảo.
Giờ đây, giữa biển khơi bao la của Tổ quốc, Côn Đảo trở thành hòn ngọc lộng lẫy, tươi mới, thu hút đông đảo Lữ khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với những bãi biển trong xanh, bên những vạt rừng cây xanh ngút ngàn, hoang sơ, đầy mời gọi khám phá.