Bão biển một trong những nỗi ngại của người đi thăm quan, nhưng lại là một vẻ đẹp tiềm ẩn của tự nhiên, từng con sóng cao hơn 10 mét, gió thổi lồng lộng, sóng biển dâng trào, tiếng gào của thủy thần nghe thật da diết.
Đi biển đảo, không may dính bão là chuyện tất yếu, nhưng nếu đang vui chơi thỏa thích trong những ngày nắng to trên đảo, đùng một cái mưa gió ùa về vào đúng hôm rời đảo thì mới gọi là nghiệt ngã “Không có một tàu thuyền nào dám vượt biển, không có một chiếc máy bay nào muốn mạo hiểm để ra đảo đón khách”. Vậy thì, chúng ta cần phải làm gì để vượt qua cơn khủng khoảng hiếm gặp này.
1. Cường điệu niềm vui, khích lệ tinh thần đập tan nỗi sợ, Khi nhìn thấy mây đen chằng chịt, sấm chớp đùng đùng, tiếng vang rùng mình đến nghẹt thở, chưa kể đứng giữa một khoảng không bao la, cảm giác như những ngọn gió muốn thổi bay mọi thứ, cuốn ta lên trên cao từ những con lốc lớn. Nếu điều này xảy ra, có lẽ nên an ủi bản thân mình bằng cách “Thủy thần đang muốn chúng ta ở lại Côn Đảo thêm vài ngày nữa, chứ rời đảo sớm quá, ổng lại nhớ không biết bao giờ quay lại”.
2. Đứng từ trên cao, ngắm sóng cao 5m, một cảnh tượng hùng vĩ, hoành tráng, thể hiện cho cơn thịnh nộ của thủy thần. Đây là một cơ hội hiếm có để cho chúng ta biết được “Khi sóng dữ dằn trông sẽ thế nào”.
3. Đừng cố gọi bất kỳ dịch vụ tàu bè hay máy bay nào, bởi vì chúng ta không biết các mối nguy hiểm đang rình rập ở ngoài đó ra sao, chưa kể với một cơn bão nhỏ, thì sóng mà nó hình thành cũng đủ mạnh để làm lắc lư chiếc tàu, khiến chúng ta sẽ bị mệt hơn do say sóng.
4. Nếu ngân quỹ bị hạn hẹp, cách tốt nhất nên ở nhờ trong nhà dân, mặc dù họ cũng cần phải tích trữ lương thực trong những ngày mưa bão. Nhưng chí ít, tinh thần quý người của dân đảo cũng vẫn sẵn sàng rộng tay giúp đỡ. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn có thể phụ giúp họ tạo dựng hệ thống chắn bão cá nhân, bảo vệ ngôi nhà, thì tất yếu có qua có lại, cùng nhau sinh tồn.
5. Nếu ngân quỹ vẫn còn xông xênh, thì các bạn có thể tìm đến từng khách sạn, spa cao cấp, tận hưởng thêm những dịch vụ sang trọng tại đó. Nằm trong nhà hóng bão biển từ xa, còn cơ thể thì la đà cùng đống kem dưỡng da đặc biệt.
6. Trong trường hợp tiền không đủ, dân cũng phải sơ tán, thì việc tìm đến các cơ quan quản lý hay các khu vực tị nạn đặc biệt trên đảo như viện bảo tàng Côn Đảo, nhà tù Côn Đảo, chùa núi một, vân tự sơn là những sự lựa chọn hoàn hảo nhất.
Phải nói thật một điều, hình ảnh về từng con sóng khổng lồ, mây đen chằng chịt là những gì hiếm có đối với người không sống vùng ven biển. Đan xen đó, lại có nhiều cao nhân thích ưa phiêu mạo hiểm đối đầu với tâm bão, chụp về những bức ảnh khủng khiếp nhất có thể. Nhưng Chương trình Côn Đảo lại nghĩ rằng, cái đó chỉ dành cho những người giàu năm kinh nghiệm hay các nhà khí tượng thủy văn phải trực chiến vùng tâm bão, còn với những người đi khám phá như chúng, không may gặp phải bão giữa chừng, thì tốt hơn hết cứ tìm một nơi an toàn trước đã, sau đó đứng từ xa từ từ thưởng thức.