Đặt chân trở lại Côn Đảo, hay những dấu chân lần đầu tới đây, cũng đều tìm đến địa danh này đầu tiên để nhìn lại một phần trong những dấu ấn đau thương của quá khứ. Nơi có hàng nghìn các chiến sĩ kiên trung đã phải chịu đựng những cuộc tra tấn dã man và tàn bạo. Nam có, nữ có, họ bị đưa vào khi tuổi còn đôi mươi, chịu đựng mọi nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần cho đến khi lìa đời.
Nhà Tù Côn Đảo - Nỗi Ám Ảnh Vẫn Còn Mãi Trong Từng Chuyến đi khám phá Côn Đảo
Đặt chân trở lại Côn Đảo, hay những dấu chân lần đầu tới đây, cũng đều tìm đến địa danh này đầu tiên để nhìn lại một phần trong những dấu ấn đau thương của quá khứ. Nơi có hàng nghìn các chiến sĩ kiên trung đã phải chịu đựng những cuộc tra tấn dã man và tàn bạo. Nam có, nữ có, họ bị đưa vào khi tuổi còn đôi mươi, chịu đựng mọi nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần cho đến khi lìa đời.
Mây trời trên cao soi sáng, gió biển dẫn đường thổi các bước chân lữ hành đến trước cửa trại Phú Hải, một hệ thống nhà tù do người Pháp xây dựng, bên trong là những dấu tích của một không gian trầm lặng, mọi thứ được tái hiện lại từ những bức tượng đất sáp, khiến người xem phải bàng hoàng như có hồn người được lồng trong đó.
Khách trong nước nhận thức được nỗi xót xa, khách nước ngoài đi trải nghiệm Côn Đảo cảm nhận được điều mất mát, thông qua những kiểu tra tấn tàn bạo, hiện diện lại qua từng khu vực giam cầm khổ sai dã man.
1. Khu đập đá, nó nằm ngay ở dưới chân núi, nơi thực dân Pháp đày ải những người tù lao động khổ sai, với công cụ thô sơ để đập đá, bàn tay thì đỏ máu khi bê vác. Các chiến sĩ hy sinh nhiều không đếm nổi, người còn sống thì bị đau ốm vì lao lực.
2. Phòng giam Chuồng Bò, nó được dựng lên vào năm 1876 để phục vụ nhu cầu cung cấp thực phẩm cho bộ máy cai trị. Sau này đến năm 1930 thực dân Pháp còn cho xây dựng thêm 9 phòng giam, nhằm mục đích tra tấn tinh thần các chiến sĩ.
Điển hình phải nói đến các hầm chứa phân, sâu 3m, bên trong nồng nặc mùi hôi thối, các chiến sĩ bị đày đọa về mặt tinh thần, thể xác thì bị giày xéo bởi những căn bệnh về da.
Họ cùng đứng lên khởi nghĩa chống lại, đập phá công sở, đốt cháy nhà tù Côn Đảo, nhưng mọi thứ không thành. Buồn thay, số người bị bắt sống thì ít, còn số người bị giết chết thì nhiều, chúng dồn những người còn sống vào một khu vực “Tự đào hố để chôn sống mình dưới đất”. Ngày nay, nơi đó người ta gọi là khu di tích bãi sọ người.
3. Phòng giam Chuồng Cọp, là một nơi sẽ khiến cho người ta có cảm giác phải rùng mình và rợn tóc gáy, những bức tượng đơn thuần như có hồn hướng về người xem.
- Chuồng Cọp do Pháp xây dựng: Hình thành vào năm 1940, với 120 phòng biệt giam chia làm hai khu, bên ngoài có song sắt kiên cố, ở giữa có hành lang đi lại rộng lớn, những tên cai ngục thường xuyên hành hạ các chiến sĩ bằng những nắm vôi bột hay dội nước bẩn.
Dã man hơn là những chiếc lồng bằng gai thép, người tù thì khom mình trong đó, máu từ da tuôn chảy vì bị cứa rách.
Bên cạnh đó còn phải nói đến 60 phòng giam lộ thiên không có mái che, còn được gọi là phòng tắm nắng “Mưa dội thẳng mặt, nắng chiếu thẳng đầu”. Cơ thể chiến sĩ bị đày đọa, ngấm tận xương tủy, bao công nhọc nhằn cha mẹ sinh ra, lại bị hủy hoại bởi thời tiết khắc nghiệt.
- Chuồng Cọp do Mỹ xây dựng thêm: Gồm 384 phòng biệt giam, chia thành nhiều khu vực, được làm bằng bê tông, các chiến sĩ phải ngủ dưới nền xi măng ẩm thấp. Mỗi phòng giam chỉ rộng tầm 5m2, cùm chân, đông người, không khí thì ngột ngạt, không chết khi bị hành hạ thì cũng bị chết vì thiếu dưỡng khí.
4. Những khu vực xung quanh, đó là những khu vườn, sân chơi giải trí và bệnh xá, chúng được dựng lên chỉ để ngụy trang các đoàn giám sát về nhân quyền quốc tế và đánh lừa dư luận.
Một địa điểm sâu tận đáy lòng, những bí mật về hành vi tra tấn tàn bạo. Nơi những bằng chứng khốc liệt không bao giờ có thể bị mờ đi. Và với Chương trình Côn Đảo cũng vậy, cứ mỗi lần dẫn khách đến thăm, là một lần rơm rớm nước mắt.