==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Côn Đảo xóa tan nỗi lo thiếu điện với Quy hoạch phát triển nguồn năng lượng trên địa bàn huyện Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu) đến năm 2020, có xét đến năm 2030, công suất lớn nhất tại đây có thể đạt gần 11,8 MW vào năm 2020. Để chủ động cung cấp điện liên tục và chất lượng trên địa bàn, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) đã lắp đặt thêm 2 tổ máy diesel (3.000 kW), dự kiến đưa vào vận hành trong năm 2017.

10 Lý Do Bạn Nên Đến Côn Đảo Những Ngày Tháng 3 10 Lý Do Bạn Nên Đến Côn Đảo Những Ngày Tháng 3

Côn Đảo xóa tan nỗi lo thiếu điện với Quy hoạch phát triển nguồn năng lượng trên địa bàn huyện Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu) đến năm 2020, có xét đến năm 2030, công suất lớn nhất tại đây có thể đạt gần 11,8 MW vào năm 2020. Để chủ động cung cấp điện liên tục và chất lượng trên địa bàn, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) đã lắp đặt thêm 2 tổ máy diesel (3.000 kW), dự kiến đưa vào vận hành trong năm 2017.

Ngoài ra, một số nhà đầu tư còn dự kiến xây dựng các nhà máy trên địa bàn huyện Côn Đảo để đáp ứng nhu cầu phụ tải trên đảo trong thời gian tới.

Ông Đoàn Văn Tranh, Giám đốc Điện lực Côn Đảo (Công ty Điện lực Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, hiện EVN SPC đã thỏa thuận đấu nối ở cấp điện áp 22kV với Công ty CP Phát triển công nghệ tài nguyên xanh nhà máy điện gió tại đây với quy mô 4 MW. Đây là nhà máy hỗn hợp gió-diesel với công suất diesel là 2,72 MW, dự kiến triển khai trong năm 2016.

Côn Đảo xóa tan nỗi lo thiếu điện

Ông Tranh cho biết thêm Công ty GraviFloat AS Na Uy cũng dự kiến đầu tư nhà máy nhiên liệu khí (LNG) với tổng công suất dự kiến là 18 MW, gồm 4 tổ hợp. UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã thống nhất chủ trương đầu tư và Công ty này đang triển khai các bước chuẩn bị để thực hiện trong năm 2016. Trước mắt, căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ điện thực tế, đơn vị này sẽ đưa dần từng tổ hợp vào hoạt động.

“Khi các dự án này vào hoạt động, Điện lực Côn Đảo sẽ mua điện từ các nhà đầu tư này và phân phối trở lại cho khách hàng”, ông Tranh khẳng định.

Phó Giám đốc Công ty Điện lực Bà Rịa-Vũng Tàu Trần Thanh Hải cho biết, Côn Đảo chưa có điều kiện cấp điện bằng lưới điện quốc gia do địa hình quá xa, nơi gần nhất là cửa Sông Hậu (Sóc Trăng) thì tới Côn Đảo cũng khoảng 83 km nên chi phí rất tốn kém.

Theo tính toán, nếu thời điểm đưa điện lưới quốc gia ra huyện đảo Phú Quốc chỉ với 57 km, vốn đầu tư 2.336 tỷ đồng thì bài toán đưa điện lưới quốc gia bằng cáp ngầm ra Côn Đảo cũng vào khoảng 5.000 tỷ đồng nên giải pháp tối ưu hiện nay vẫn là tận dụng các nguồn điện tại chỗ như diesel, năng lượng mặt trời, nhà máy điện gió.

“Trong khi các giải pháp về năng lượng sạch chưa thực hiện được do chi phí lớn , đất nhỏ hẹp, đền bù vào nhà dân nhà đầu tư sẽ không chịu nổi…thì diesel vẫn là nguồn phát chính cần phải tập trung đầu tư tại đây”, ông Hải khẳng định.

Trên thực tế, nguồn điện cung cấp cho huyện Côn Đảo đều là diesel độc lập với tổng công suất lắp đặt gần 7.200 kW. Ngoài ra còn có trạm năng lượng mặt trời thuộc cụm nhà máy An Hội, công suất lắp đặt 36 kW, vốn của Tập Ban Nha tài trợ khánh thành vào đầu năm nay.

Như vậy, với nhu cầu sử dụng trên đảo đang vào khoảng 4.500 kW và có dự phòng mỗi khi ngừng sửa chữa thì Điện lực Côn Đảo hoàn toàn đảm bảo cung cấp điện cho huyện đảo vào thời điểm hiện tại.

Bên cạnh đó, EVN SPC còn đang đầu tư thêm 2 tổ máy tại Nhà máy điện An Hội để nâng tổng công suất nguồn diesel tại đây lên 8.600 kW, đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải trên địa bàn cho những năm tới.

11 tháng qua, các nhà máy diesel thuộc Điện lực Côn Đảo quản lý đã sản xuất 11,3 triệu kWh, vượt kế hoạch giao 7,65%, tăng 19,35% so với cùng kỳ năm trước và 41.153 kWh điện năng lượng mặt trời. Đặc biệt từ khi giá điện trên đảo được áp dụng như giá đất liền (từ 1/6/2014) thì người dân mua sắm thiết bị sử dụng điện nhiều và khách thăm quan Côn Đảo cũng tăng theo.

Toàn đảo hiện có hơn trăm cơ sở lưu trú và nhà hàng nên sản lượng điện tiêu thụ đang tăng cao, gây áp lực trong cung cấp điện. Chưa tính một số khách sạn lớn từ 3-6 sao như Sài Gòn-Côn Đảo, Six Senses… đều chủ động nguồn phát diesel tại chỗ.Với 1.915 khách hàng sử dụng điện của Điện lực Côn Đảo, dự kiến cả năm nay, sản lượng điện thương phẩm tại đây sẽ đạt mức 11,2 triệu kWh, tăng 3 triệu kWh so với mức thực hiện năm 2014.

du lich con dao
chương trình Côn Đảo

“Với nhu cầu sử dụng điện tiếp tục gia tăng thì Điện lực vẫn phải tích cực tuyên truyền tới khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, bởi càng chạy diesel thì càng lỗ”, ông Tranh bày tỏ.

Thống kê cho thấy, nếu năm 2014, lỗ chạy dầu ở Côn Đảo là 46 tỷ đồng; trong đó 6 tháng đầu năm vẫn tính theo giá điện cũ, chưa chung một mặt bằng với giá đất liền thì cả năm 2015, con số này tăng lên 68 tỷ đồng trong khi giá dầu năm nay luôn giảm ở mức thấp so với năm ngoái.

Phó Giám đốc Trần Thanh Hải đánh giá, từ khi tiếp nhận Điện lực Côn Đảo về Công ty Điện lực Bà Rịa-Vũng Tàu quản lý đến nay, sản lượng điện tăng trung bình 15%/năm. Nếu gía điện trước đây tại Côn Đảo bình quân từ 8.000-9.000 đồng/kWh thì nay chỉ từ 1.500-1.600 đồng/kWh, do vậy chi phí tiền điện hàng tháng của khách hàng giảm nhiều.

Ngoài việc đưa thêm 2 tổ máy phát (3.000 kW) vào vận hành, Công ty Điện lực Bà Rịa-Vũng Tàu còn đầu tư 6,2km đường dây trung thế từ Nhà máy điện trung tâm đi Bến Đầm và từ nhà máy điện trung tâm đi sân bay Cỏ Ống.

Giám đốc Điện lực Côn Đảo nhận xét, sau khi được chuyển giao từ UBND huyện về ngành điện quản lý, sử dụng toàn bộ nguồn nhân lực hiện có tại Điện lực Côn Đảo, trình độ, đội ngũ kỹ thuật của CBCNV được tiếp cận với quy trình làm việc chính quy, ngang tầm với các Điện lực trong đất liền.

Khách hàng không chỉ được hưởng lợi giá điện bằng giá đất liền mà còn được hưởng các chính sách của ngành điện và dịch vụ cung cấp điện được thuận lợi, nhanh chóng hơn.

Bà Mai Thị Hiếu ở tổ 6, Khu 7 đã ra Côn Sơn từ năm 1992 nên thấu hiểu cảnh thiếu điện thời đó. Bà nhận xét: “Nay ở Côn Đảo ít bị mất điện lắm, nếu mất chỉ một lúc là có. Mặc dù vậy, cái gì cần xài điện thì mới xài, còn cái gì không đáng xài thì thôi, chúng tôi cũng tiết kiệm lắm”.

Còn ông Nguyễn Xuân Hương cũng đặt chân lên Côn Sơn từ năm 1992 cho biết, “lúc đó ban ngày nơi đây làm gì có điện, ban đêm chỉ cấp điện vài tiếng cho con em học hành. Nhưng 10 năm trở lại đây, Côn Đảo đã có điện 24/24 giờ. Nước ngọt cũng thoải mái”.

Tại địa bàn Côn Đảo, hiện nay, theo quy định dưới 5 ngày được cấp điện so với trước từ 10-20 ngày. Hệ thống lưới điện trên địa bàn cũng tương đối ổn định, chỉ đầu tư nâng cấp. Đặc biệt, hệ thống lưới điện đang chờ đến các khu quy hoạch.

Tổn thất điện năng trên địa bàn cũng giảm từ 14,67% xuống còn 8,56% do đã được Công ty Điện lực Bà Rịa-Vũng Tàu đầu tư thay dây trần bằng dây bọc trung thế không phóng điện ra ngoài; ngầm hóa lưới điện khu vực trung tâm và quản lý đo đếm 100% công tơ điện tử nên độ chính xác cao.

Công ty còn cử nhiều đoàn công tác ra đảo tập huấn kỹ thuật an toàn, quy trình quản lý kinh doanh…; đồng thời cử công nhân Điện lực Côn Đảo tham gia các lớp tập huấn nâng cao chất lượng vận hành an toàn. Hiện chất lượng nguồn nhân lực tại Điện lực Côn Đảo tương đối ổn định, đảm bảo thu nhập cho người lao động như chế độ chính sách Nhà nước quy định tại huyện đảo.

Năm 2016, Công ty Điện lực Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục thay khoảng 10km đường dây trung thế còn lại vừa giảm tổn thất điện năng, vừa đảm bảo chất lượng điện cung cấp cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng điện trên địa bàn.

theo TTXVN

Xem thêm Hành trình Côn Đảo.

Côn Đảo xóa tan nỗi lo thiếu điện

Côn Đảo xóa tan nỗi lo thiếu điện
12 1 13 25 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==