==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Có một nơi, quá khứ nơi ấy từng được ví như địa ngục trần gian, nơi chứng kiến những nỗi đau thể xác và tinh thần, nơi chứng kiến bao máu xương của những người anh hùng yêu nước đã ngã xuống dưới đòn roi của quân thù để bảo vệ nền độc lập của dân tộc và hôm nay, nơi ấy được xem như một chốn thiên đường với khung cảnh thiên nhiên không gì có thể đẹp hơn nữa- đó chính là mảnh đất Côn Đảo linh thiêng. Có lẽ chính vì vậy mà khách thăm quan khá tò mà và bị cuốn hút bởi một nơi có cả “thiên đường” lẫn “địa ngục” ở Việt Nam.

Chốn “địa ngục trần gian” lừng lẫy

Chốn “địa ngục trần gian” lừng lẫy - Ảnh 1

Nói là “Địa ngục trần gian” là bởi trong hơn 100 năm, có khoảng 20.000 người Việt Nam đã bị giam cầm và hy sinh tại Côn Đảo. Thời điểm đó, số tù nhân chính trị còn nhiều hơn số cư dân sinh sống tại Côn Đảo.
Quay ngược dòng thời gian, tháng 2.1862, thống đốc Nam Kỳ Bonard đã ký quyết định thành lập hệ thống nhà tù trên đảo Côn Sơn (Côn Đảo). Cùng với nhà tù Phú Quốc, đây là một trong những địa điểm giam giữ các tù chính trị lớn nhất của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ. Từ chính lịch sử hình thành ấy, Côn Đảo có 11 nhà tù, trong đó, Phú Hải là nhà tù lớn nhất.

Chốn “địa ngục trần gian” lừng lẫy - Ảnh 2

Hệ thống nhà tù Côn Đảo thời Pháp, Mỹ xây dựng 127 phòng, 42 xà lim, 504 phòng “biệt lập chồng cọp” và 18 sở tù. Trại Phú Hải là trại giam lớn và cổ nhất ở Côn Đảo, nơi đây mang đậm dấu tích của các thời kỳ lịch sử. Trại Phú Tường nổi tiếng “chuồng cọp Pháp” gồm 120 phòng biệt giam, 60 phòng không có mái che là phòng tắm nắng là nơi hành hạ đánh đập tra tấn, phơi nắng, phơi mưa người tù. Theo ghi chép, lúc cao điểm trong mỗi phòng giam ở các nhà tù có đến hàng trăm tù nhân bị nhốt chung. Cai ngục thường dùng nhiều hình thức tra tấn đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần với người tù.

Chốn “địa ngục trần gian” lừng lẫy - Ảnh 3

“Chuồng cọp” ở trại giam Phú Tường là tên gọi của những chiếc lồng dùng để giam những chiến sĩ cách mạng kiên cường. Đây là những phòng giam khắc nghiệt và khủng khiếp, tù nhân thường bị đánh bằng gậy và đắp vôi lên người, sau đó cho phơi nắng đến khi bị cháy da. Và thật thiếu sót nếu không nhắc đến trại giam Phú Phong, nơi trỗi dậy đầu tiên vào lúc 12h đêm 30.4 rạng sáng 1.5.1975 giải phóng nhà tù

Côn đảo thoát khỏi “Địa ngục trần gian” suốt 113 năm.Những câu chuyện được người hướng dẫn viên kể vanh vách với giọng trầm bỗng, nhiều khách thăm quan ồ lên qua những chi tiết người tù bị tra tấn hay cuộc vượt ngục ngoạn mục và những hy sinh của bao thế hệ cha ông. Thế nhưng có đến đây, lắng nghe những câu chuyện ấy, nhiều người dân Việt Nam lẫn Lữ khách quốc tế mới càng thấy, chính tại mảnh đất đau thương này đã nuôi dưỡng những con người Việt Nam đầy kiên trung, bất khuất.

Hoá thiên đường trên những đau thương

Hoá thiên đường trên những đau thương - Ảnh 1

Đầy đau thương và oai hùng là vậy. Thế nhưng thật bất ngờ khi giờ đây, Côn Đảo đã trở mình thành điểm đến trải nghiệm cực thu hút khách thăm quan với những bãi biển tuyệt đẹp, những khung cảnh thiên nhiên hoang sơ kì vĩ. Đặc biệt hơn, chính tại những nhà tù, chuồng cọp kiểu Pháp kiểu Mỹ lại là một trong những nơi nằm trong Hành Trình khám phá tâm linh đầy cuốn hút với khách thăm quan trong và ngoài nước.

Ngoài hệ thống nhà tù Côn Đảo, nghĩa trang Hàng Dương là một trong những điểm đến không thể bỏ qua tại đây. Hơn 20.000 ngôi mộ là hơn 20.000 anh hùng liệt sĩ, những người tù chính trị đã vĩnh viễn nằm lại trên quần đảo này. Nhiều ngôi mộ còn chưa xác định được danh tính, nhiều khu mộ tập thể đầy bi thương. Thế nhưng giờ đây toàn bộ nghĩa trang đang được người dân chăm sóc chu đáo, mở cửa đón khách 24/24.

Hoá thiên đường trên những đau thương - Ảnh 2

Kỳ lạ hơn, người bản địa còn mách cho Lữ khách viếng nghĩa trang Hàng Dương buổi đêm, đặc biệt là ngôi mộ của người con gái Võ Thị Sáu. Mộ chị Sáu nằm trong khuôn viên nghĩa trang Hàng Dương có lẽ là một trong những lý do khách thăm quan tìm đến đây. Sự linh thiêng của ngôi mộ này được thêu dệt qua những câu chuyện huyền thoại, kỳ bí sau mỗi chuyến thăm quan đến Côn Đảo. Người ta kể rằng khi chị Sáu hy sinh, nhiều thợ tù đã lập mộ nhưng cứ ban ngày quân giặc đập phá thì đến ngày hôm sau lại thấy bia mộ được dựng lại. Ngày nay tấm bia ấy vẫn được đặt tại mộ chị Sáu.

Ngoài giá trị lịch sử, chương trình Côn Đảo còn thu hút Lữ khách bởi những bãi biển tuyệt đẹp và quần thể sinh vật biển phong phú, đặc biệt là các rặng san hô. Khoảng thời gian lý tưởng nhất để lặn ngắm san hô là từ tháng 1 đến tháng 6. Những bãi biển ở đây được xem như thiên đường thăm quan, trải nghiệm . Đầm Trầu là bãi tắm được nhiều khách thăm quan yêu thích nhất trên Côn Đảo bằng chính sự yên bình hoang sơ vốn có. Vườn quốc gia Côn Đảo với diện tích gần 6.000 hecta trên cạn và khoảng 14.000 hecta vùng nước, nơi đây chính là "thiên đường" của các giống loài thực vật và động vật biển quý hiếm cần bảo tồn.
Vùng biển Côn Đảo có nhiều loài hải sản quý, có giá trị cao như: tôm hùm, cá hàng, cá mập, cá heo, cá nhám, hải sâm, đồi mồi, vích… Côn Đảo có quần thể rùa biển rất lớn, hàng năm vào mùa sinh sản, có hàng ngàn lượt rùa biển lên các bãi cát đẻ trứng.

Hoá thiên đường trên những đau thương - Ảnh 3

Côn Đảo sau hơn 40 năm được giải phóng đang dần trở thành “thiên đường” hành trình nhờ những thế mạnh của thiên nhiên và lịch sử mà ít nơi có được. Những hàng cây bàng, cây bằng lăng cổ thụ, thân to cỡ hai người ôm không xuể, đã được xếp hạng Cây Di sản quốc gia vẫn đang sừng sững giữa sân những trại giam như lưu giữ lịch sử hàng trăm năm oanh liệt của Côn Đảo. Đến với Hành trình Côn Đảo, chạm vào gốc bàng hơn trăm năm tuổi, Lữ khách sẽ có cảm tưởng như đang chạm tay vào kí ức xa xăm của một thời "địa ngục trần gian" nhưng ngước đến bầu trời xanh ngắt, khách thăm quan sẽ nhìn thấy được một "thiên đường" giữa chốn đau thương đang trở dậy đầy kiên cường.

Đến Với Nơi Quá Khứ Là Địa Ngục- Hiện Tại Là Thiên Đường

Đến Với Nơi Quá Khứ Là Địa Ngục- Hiện Tại Là Thiên Đường
66 7 73 139 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==